A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tháng “Âm vang Tây Nguyên” tại “Ngôi nhà chung”

14:14 | 01/07/2017

Là chủ đề hoạt động tháng 7 được tổ chức từ ngày 1/7/2017 - 31/7/2017 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam hứa hẹn đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về văn hóa, phong tục tập quán...

... của đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và cộng đồng các dân tộc đang sinh hoạt tại "Làng".

Hoạt động do Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giao Ban Quản lý Khu các làng dân tộc phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk; Trung tâm Văn hóa huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế; các nghệ sĩ, ca sĩ thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, các vị sư chùa Khmer, Sư trụ trì chùa Pháp Vân và các nhóm nghệ nhân đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tổ chức thực hiện. được tổ chức .

Hoạt động nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và cộng đồng các dân tộc đang sinh hoạt tại "Làng". Đặc biệt là tạo môi trường, sân chơi cho thanh thiếu niên, các hiệp hội, câu lạc bộ, học sinh, sinh viên các trường với các hoạt động giao lưu, trải nghiệm, các khóa học bổ ích và hấp dẫn trong những ngày hè.

Điểm nhấn trong tháng hoạt động “Âm vang Tây Nguyên” chính là chương trình giao lưu nghệ thuật “Tiếng hát âm vang đại ngàn” với các tiết mục dân ca, dân vũ giới thiệu Tây nguyên đại ngàn. Chương trình còn có sự góp mặt của ca sĩ Ploong Thiết, một người con của dân tộc Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tham gia giao lưu và biểu diễn. Các hoạt động trình diễn, trưng bày, giới thiệu về nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng Tây Nguyên, đàn T’rưng, K’rông put…cũng được giới thiệu tới du khách tham quan.

 

Khóa học “Búp sen hồng” tiếp tục được tổ chức tại chùa Khmer là cơ hội để giúp cho các em nhỏ được vui chơi lành mạnh, giao lưu học hỏi với nhau, và hơn hết là được học hiểu những điều hay, ý đẹp về đời, trải nghiệm đời sống tu hành chốn thiền môn, được học giáo lý, được nghe giảng các bài pháp về đạo hiếu, đạo làm con, đạo làm người phù hợp với tuổi thơ của mình. Đặc biệt sẽ có hoạt động Thả đèn hoa đăng nhân lễ “Vu lan báo hiếu”.

Trong dịp này cũng sẽ diễn ra chương trình tri ân các anh hùng liệt sỹ nhân kỷ niệm 70 năm ngày “Thương binh, Liệt sỹ” 27/7/1947 - 27/7/2017, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Lễ cầu siêu nhằm tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc. Đây là việc làm có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, đời đời ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, đồng thời nguyện cầu cho anh linh các anh hùng liệt sỹ ở cõi vĩnh hằng được siêu sinh tịnh độ.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động hàng ngày và cuối tuần của đồng bào các dân tộc đang tham gia hoạt động tại "Làng" sẽ là những trải nghiệm thú vị cho du khách khi đến với "Ngôi nhà chung": Cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa, hát ay ray và diễn tấu Đinh năm, loại hình kịch Rô băm, các điệu múa Rom vông, Lâm lêu, Xa za van.

Tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều, kéo co... Tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường; gà nấu mọ, gà nướng… của dân tộc Khơ Mú; mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao…của dân tộc Ê Đê; khau nhục, cá om măng chua, lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày; bánh tình yêu và các sản vật đặc trưng của dân tộc Tà Ôi; các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, chế biến thuốc Nam... Chương trình du lịch Homestay: du khách trải nghiệm tại nhà Mường 2 trong không gian Khu các làng dân tộc.

Chương trình tổng thể:

 

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

Ngày 08, 09/7/2017 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

Cả ngày

Khóa học “Búp sen hồng” theo đăng ký có chương trình chi tiết

Chùa Khmer

Ngày 22, 23/7/2017 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

Cả ngày

Khóa học “Búp sen hồng” theo đăng ký có chương trình chi tiết

Chùa Khmer

09h00 - 10h00

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Tiếng hát âm vang đại ngàn”

Sân khấu tại sân cỏ làng dân tộc Ê Đê

15h00 - 16h00

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Tiếng hát âm vang đại ngàn”

Sân khấu tại sân cỏ làng dân tộc Ê Đê

Ngày 27/7/2017 (Thứ Năm)

09h00 -10h00

Chương trình Ôn lại truyền thống của ngày “Thương binh, Liệt sỹ”

Sân khấu trước Nhà triển lãm Làng III

10h00 - 11h00

Tổ chức Lễ cầu siêu tri ân các anh hùng liệt sỹ

Chùa Khmer

Ngày 29, 30/7/2017 (Thứ Bảy, Chủ Nhật)

09h00 - 10h00

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Tiếng hát âm vang đại ngàn”

Sân khấu tại sân cỏ làng dân tộc Ê Đê

15h00 - 16h00

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Tiếng hát âm vang đại ngàn”

Sân khấu tại sân cỏ làng dân tộc Ê Đê

Hoạt động của các cộng đồng dân tộc hàng ngày và du lịch tại Làng

Từ 01/7/2017 đến 31/7/2017

Hoạt động hàng ngày: Tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu ẩm thực, tham quan tuyến điểm, trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ của dân tộc Tày, Mường, Dao, Khơ Mú, Tà Ôi, Ê Đê, Khmer

Tại không gian các làng dân tộc Tày, Mường, Dao, Khơ Mú, Tà Ôi, Ê Đê, Khmer

Từ 01/7/2017 đến 31/7/2017

Trưng bày giới thiệu 21 phiến đá chủ quyền quần đảo Trường Sa, triển lãm ảnh Trường Sa trong ta

Nhà Triển lãm làng III

Từ 01/7/2017 đến 31/7/2017

Trưng bày ảnh về “Tây Nguyên đại ngàn”

Không gian làng dân tộc Ê Đê.

Từ 01/7/2017 đến 31/7/2017

Hoạt động du lịch:

- Chương trình “Hành trình tìm hiểu văn hóa dân tộc” ½ ngày

- Chương trình trải nghiệm “Về với cộng đồng” 1 ngày.

- Chương trình “Homestay - Một ngày bản buôn” 02 ngày và 01 đêm

- Chương trình “Ký ức trẻ” với không gian cắm trại, team và rèn luyện kỹ năng.

Tại các tuyến, điểm du lịch theo đăng ký với Trung tâm Dịch vụ Văn hóa- Du lịch

Dịp cuối tuần (01,02;08,09;15,16;22,23;29,30/7/2017) (các Thứ Bảy, Chủ Nhật).

- Trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc: xôi đồ, thịt gà nấu măng, cá ốt đồ, rau đồ, cá nướng, các món ăn từ thịt lợn, xôi màu…của dân tộc Mường; gà nấu mọ, gà nướng…của dân tộc Khơ Mú; mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao…của dân tộc Ê Đê; khâu nhục, cá om măng chua, nạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi…của dân tộc Tày; cá nướng, gà nướng, xôi màu…hoa, cà phê, bánh tráng.

- Chương trình dân ca, dân vũ: Các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng của dân tộc Mường; nghệ thuật hát then, đàn tính của dân tộc Tày, các điệu múa chuông, múa rùa của dân tộc Dao (Dao quần chẹt); hát ay ray và diễn tấu đinh năm của dân tộc Ê Đê; loại hình kịch Rô băm, các điệu múa rom vông, lâm lêu, xa ra van của dân tộc Khmer.

- Các trò chơi dân gian: ném còn, đi cà kheo, bập bênh.

- Các hoạt động khác: hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc... của các nghệ nhân dân tộc Tày, Mường, Dao, Khơ Mú, Tà Ôi, Ê Đê, Khmer

Tại không gian các làng dân tộc Tày, Mường, Dao, Khơ Mú, Tà Ôi, Ê Đê, Khmer

 

 

Tố Oanh

 

    Nguồn:langvietonline.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ