A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Diện mạo mới trên vùng đất Tây Nguyên

08:24 | 18/07/2017

Ngày 17-7-2002, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, ...

... Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ trong việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên; đồng thời, nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp để thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đường Hồ Chí Minh là một trong những dự án đầu tư trong điểm ở Tây Nguyên trong thời gian qua (Ảnh: H.Tuyết)

Đường Hồ Chí Minh là một trong những dự án đầu tư trọng điểm ở Tây Nguyên trong thời gian qua. Ảnh: H.Tuyết

Trong 15 năm qua, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã tập trung đôn đốc giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp bách và mang tính đột phá, nhất là vấn đề đất đai, nhà ở, việc làm, xóa đói nghèo; tập trung xây dựng, củng cố, kiện toàn bộ máy của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở xã, phường, buôn, làng và chuyển trọng tâm hoạt động xuống địa bàn dân cư. Nhờ đó, hệ thống chính trị các cấp không ngừng được củng cố, kiện toàn, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động; công tác xây dựng Đảng có nhiều chuyển biến, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Hiện, các tỉnh Tây Nguyên có 99,92% buôn, làng có chi bộ và gần 100% thôn, buôn có đảng viên là người tại chỗ. 

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Ban Tuyên giáo trung ương và Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức hội nghị giao ban báo chí 6 tháng đầu năm 2017

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị giao ban báo chí 6 tháng đầu năm 2017 tại TP. Đà Lạt

Trên lĩnh vực kinh tế, Tây Nguyên tiếp tục đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm toàn vùng đạt hơn 10%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản. Giai đoạn 2011- 2015 tổng vốn đầu tư toàn xã hội toàn vùng đạt 267.632 tỷ đồng, trong đó, tập trung chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, khai thác tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế. Toàn vùng có hơn 800 công trình cấp nước tập trung và nhiều công trình cấp nước phân tán đã đưa vào sử dụng, phục vụ cho trên 1,5 triệu người, đưa tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 85,5%. Về điện chiếu sáng, điện lưới quốc gia đã được đưa về tất cả các xã và 99,29% thôn, buôn có điện. Công tác giáo dục, đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực được chú trọng. Đến nay, 5/5 tỉnh trong khu vực đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt từ 90 - 95%. Gần 100% số xã có trạm y tế, trong đó, 67% số xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, trên 96% số thôn, buôn có nhân viên y tế. Cùng với đó, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm của vùng Tây Nguyên được triển khai liên tục, bằng nhiều giải pháp có hiệu quả, qua đó đưa tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm 3%.

Sachi - loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao của nông dân huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai (Ảnh: L.Kiến)

Sachi - loại cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao của nông dân huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai. Ảnh: L.Kiến

Ngoài ra, Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đến nay, toàn vùng Tây Nguyên đã có một huyện và 123 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã được Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới từ năm 2015...

Minh Thông

 

    Nguồn: "Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ