A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Giáo dục trẻ khuyết tật: Còn nhiều cái khó

14:38 | 01/03/2018

Nhằm tạo sự bình đẳng và hòa nhập cho trẻ khuyết tật liên bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐTB&XH;, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 42/2013 quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật (Thông tư 42)....

...  Tuy nhiên sau một thời gian triển khai việc giáo dục cho trẻ khuyết tật gặp không ít khó khăn, thách thức

Giáo dục cho trẻ khuyết tật cần được quan tâm nhiều hơn.

Mở cánh cửa hòa nhập

Cụ thể theo Thông tư 42 đã có nhiều chính sách ưu đãi như người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp được cấp học bổng 10 tháng/năm học; người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được cấp học bổng 9 tháng/năm học… Với quy định này đã nâng bước cho rất nhiều trẻ khuyết tật được đến trường và hòa nhập. 

Tại Điện Biên, đánh giá việc triển khai Thông tư 42 đại diện Sở Giáo dục và Ðào tạo cho biết, với chính sách quan tâm đặc biệt này cùng sự tích cực vận động, giúp đỡ của cán bộ, giáo viên các trường, trẻ khuyết tật cùng gia đình đã dần gỡ bỏ rào cản mặc cảm, cho con đến trường để các em có thêm niềm vui, bớt tự ti và được tiếp cận tri thức, có thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống tương lai.  

Có thể thấy chính sách giáo dục dành cho người khuyết tật đã mang lại lợi ích thiết thực, không chỉ số trẻ đến trường tăng mà nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập, bình đẳng trong giáo dục mà còn là cơ hội để trẻ khuyết tật có thêm nhiều kiến thức và đặc biệt là bớt mặc cảm, vui vẻ, lạc quan trong cuộc sống.

Tuy nhiên việc triển khai chính sách này vẫn gặp không ít các rào cản. Phản ánh từ nhiều địa phương cho biết hiện nay nhiều nơi vẫn chưa có trung tâm, trường chuyên biệt hay đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị học tập dành riêng cho học sinh khuyết tật cũng không có giáo viên được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ khuyết tật nên việc chăm sóc, dạy dỗ các em còn gặp nhiều khó khăn. 

Không ít thách thức

Thực tiễn triển khai chương trình hỗ trợ giáo dục, đặc biệt là trợ cấp xã hội hàng tháng cho thấy còn có sự chồng chéo. Việc quy hoạch hệ thống trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập và cơ sở giáo dục chuyên biệt cần sớm được nghiên cứu và hoàn chỉnh. Hiện nay nhiều tỉnh, thành không có các trường chuyên biệt trong khi thực tế nhu cầu học trong các trường chuyên biệt đối với những trường hợp không thể học hòa nhập là rất khó khăn. Một số địa phương cơ sở giáo dục chuyên biệt còn đặt ngay tại Trung tâm Bảo trợ xã hội.

Đánh giá về việc triển khai Thông tư 42 trong báo cáo gửi Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam mới đây Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cũng thừa nhận, đến nay các địa phương đều đã triển khai thực hiện Thông tư 42 đặc biệt là việc chi trả học bổng, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc diện nghèo và cận nghèo.

Tuy nhiên trong thực tế việc thực hiện còn nhiều khó khăn, bấp cập do việc chi trả các chế độ cho học sinh khuyết tật cần có Giấy chứng nhận khuyết tật, nhưng hiện nay còn rất nhiều học sinh khuyết tật đang đi học nhưng chưa có Giấy chứng nhận khuyết tật dẫn đến bản thân học sinh đó không được nhận các chế độ chính sách về bảo trợ xã hội và chính sách hỗ trợ giáo dục. Nguyên nhân dẫn đến học sinh không được cấp giấy chứng nhận do gia đình không muốn xã hội biết con mình có khuyết tật nên không đưa đi xác nhận. 

Vẫn còn nhiều trường hợp trẻ khuyết tật thực sự nhưng chưa được thừa nhận là khuyết tật để được ứng xử và tiếp cận phù hợp trong giáo dục. Các địa phương không có cơ quan chuyên môn về tâm lý, tâm thần để có thể sử dụng các công cụ đánh giá, sàng lọc. Ngay ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM thì cũng chưa có sự thống nhất sử dụng công cụ nào để đánh giá cho phù hợp và cơ quan, tổ chức nào được coi là có thẩm quyền chuyên môn để đánh giá.

Từ những hạn chế trên, Bộ GD &ĐT cho rằng, để triển khai hiệu quả các chính sách giáo dục cho người khuyết tật Bộ LĐTB&XH cần xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành và các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ sở xác định trách nhiệm của mỗi đơn vị trong thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật. Đặc biệt trong các công tác xây dựng văn bản chính sách phối hợp công tác, giám sát các địa phương thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho người khuyết tật.     

Nguyễn Đào

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ