A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Xuân về trên đất Tây Nguyên

21:57 | 04/02/2014

Công trình thuỷ lợi Krông Buk hạ đã đi vào sử dụng, giúp cho hàng chục ngàn ha lúa và hoa màu từ một vụ bấp bênh nay đã được hai, ba vụ ăn chắc, giúp cho hàng chục ngàn hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, ...

...là chìa khóa để vùng nông thôn nơi đây từng ngày thay da đổi thịt.

 
Đập tràn xả lũ Công trình thủy lợi Krông Buk hạ
 
Trong những năm qua, tình trạng lũ lụt, hạn hán xảy ra liên tiếp ở Tây Nguyên nói chung, hai huyện Krông Păk và Ea Kra của tỉnh Đăk Lăk nói riêng gây thiệt lớn đến người và của cải của Nhà nước và nhân dân. Với trên 90% dân số sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Các loại cây trồng vật nuôi ở đây chủ yếu sống phụ thuộc vào dòng chảy tự nhiên nhỏ lẻ như sông, hồ, suối cũng những nỗ lực của người dân như đào thêm giếng, khơi dòng chảy,vv… Song, tất cả không mấy khả quan, mỗi khi hạn hán kéo dài khiến nhiều diện tích cây cối chết hàng loạt mà không có cách nào cứu vãn được, ngược lại khi mùa mưa đến thì lũ lụt xảy ra liên tiếp nhấn chìm hàng trăm ha lúa và hoa màu, làng mạc, làm cho đời sống của bà con vô cùng khó khăn, tỷ lệ đói nghèo vẫn ở mức cao. Với nguyên nhân chính là do thiên nhiên khắc nhiệt, lũ lụt hạn hán xảy ra liên tiếp.

Để khắc phục được tình trạng này, Công trình thủy lợi đập Krông Buk hạ được khởi công xây dựng từ năm 2005 (tại địa bàn xã Ea Phê, huyện Krông Pak) với tổng số vốn đầu tư trên 2.081 tỉ đồng bằng nguồn trái phiếu của Chính phủ, do Ban quản lý Đầu tư xây dựng Thủy lợi 8 làm chủ đầu tư. Đây là công trình thủy lợi trọng điểm thuộc nhóm A2 quốc gia và đang thi công là lớn nhất Tây Nguyên. Theo thiết kế, hồ có dung tích chứa gần 110 triệu m3 nước, năng lực tưới tiêu 11.800 ha diện tích cây trồng các loại, cung cấp nước sinh hoạt cho 72.000 hộ dân; đồng thời có tác dụng phòng chống lũ lụt hằng năm ở khu vực hạ lưu, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và cải tạo cảnh quan môi trường…cho huyện Krông Păk và một phần huyện Ea Kar, nó thực sự là biện pháp hàng đầu để đẩy nhanh công cuộc hiện đại hóa nông thôn.
 

Nhằm đẩy nhanh tiến độ công việc, sớm đưa công trình vào sử dụng, phía đơn vị thi công (là tổng Công ty xây dựng thủy lợi IV và Công ty cổ phần xây dựng 47) đã không ngừng tăng cường thêm hàng trăm công nhân, máy móc các loại làm việc ngày đêm. Ngoài việc vận chuyển đất đá cách xa hàng chục km về công trình, đắp thân đập chính ( cao 486m, dài 2.200m) gia công cốt thép mặt đường đỉnh đập rộng 8m, Công ty còn phải xây dựng khoảng 286 ha các tuyến kênh chính, phụ,… Anh Phạm Hữu Thành, Phó Ban quản lí Dự án công trình đập thủy lợi Krông Buk hạ vui mừng cho biết: Đến nay, tiến độ công trình đã cơ bản hoàn thành và bàn giao Tổng công trình vào tháng 11/2013. Công trình thủy lợi Krông Buk hạ đưa vào sử dụng sẽ góp phần khắc phục tình trạng hạn hán liên tiếp xảy ra ở Tây Nguyên, tạo nguồn sinh lực mới cho phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Mở rộng đầu tư thâm canh tăng năng suất đảm bảo giữ vững an ninh lương thực và kinh tế cho nhân dân địa phương và trong khu vực như tăng diện tích lúa, biến ước mơ tưới mát ruộng đồng của người dân nơi đây thành hiện thực.

Trong chuyến công tác tại Đăk Lăk, chúng tôi có dịp ghé thăm công trình, anh Nguyễn Quang Tấn – Phó giám đốc Ban quản lý đầu tư & xây dựng Thủy lợi 8 cho chúng tôi biết: Đến nay công trình đã tích đủ lượng nước thiết kế cung cấp toàn bộ số nước cần thiết cho cánh đồng đang khát của huyện Krông Păk và một phần của huyện Ea kra, mang lại nguồn lợi vô cùng to lớn đối với những cây trồng, vật nuôi như lúa nước, cà phê, điều và nhiều loại cây công nghiệp khác có giá trị kinh tế cao. Mở rộng đầu tư thâm canh tăng năng suất, đảm bảo giữ vững an ninh lương thực và kinh tế cho người dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế nhanh và bền vững, giúp cho hàng ngàn hộ dân nơi dân vươn lên thoát nghèo, nhiều gia đình đã trở thành triệu phú nhà nông. Đến nay Krông Buk hạ đã cung cấp đủ  nước sinh hoạt cho 72000 hộ dân, nâng diện tích lúa 2 vụ lên trên 5400 ha lúa và khoảng 7000 ha đất màu và cây công công nghiệp có giá trị kinh tế cao như điều, cà phê, ngô,vv…phục vụ cho các nhà máy chế biến nông sản của địa phương.

 Hải Lộng

 

    Nguồn: Đại đoàn kết

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ