A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Người vi phạm giao thông có thể nộp tiền bảo lãnh phương tiện

09:02 | 03/05/2020

Đó là quy định tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP - sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Nghị định 31 quy định phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ thì tổ chức, cá nhân vi phạm có thể được giao giữ, bảo quản dưới sự quản lý của cơ quan, của người có thẩm quyền tạm giữ (trừ trường hợp xe là tang vật vụ án hình sự, xe để đua trái phép, giấy tờ bị làm giả...) nếu cá nhân, tổ chức vi phạm có một trong hai điều kiện:

- Người vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú còn thời hạn, hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức (có địa chỉ rõ ràng) nơi cá nhân vi phạm đang công tác. Tổ chức, cá nhân phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.

- Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.

Trường hợp này, người vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền tạm giữ đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện. Khi gửi đơn, phải gửi kèm bản chính hoặc bản sao (công chứng, chứng thực hoặc có bản chính đối chiếu) sổ hộ khẩu/sổ tạm trú, chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc giấy xác nhận nơi công tác.

Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm không được phép sử dụng phương tiện đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện vi phạm, nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.

Nếu không chấp hành đúng quy định thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện xem xét, quyết định chuyển phương tiện  đó về nơi tạm giữ của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.

 

Nghị định 31 có hiệu lực từ ngày 1-5.

Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm, nếu có tiền bảo lãnh thì sẽ không bị tạm giữ xe

Ngoài ra, từ ngày 20-5, Việt Nam cấm lao động ra nước ngoài làm nghề massage, theo Nghị định 38/2020. Có 7 công việc người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài: Công việc massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí; công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu, mangan, điôxit thủy ngân;công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại; công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả...

Theo Nghị định 45/2020, từ ngày 22-5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân. Thay vì cấp bản sao bằng giấy thì tới đây, tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử theo 2 cách: Cấp bản sao điện tử từ sổ gốc và chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu.

Trong khi đó, theo Quyết định 12/2020/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, từ ngày 15-5, lao động tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng, .Thời hạn ký quỹ là 5 năm 6 tháng. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15-5.

Trường Hoàng

Bài viết gốc: https://nld.com.vn/ban-doc/nguoi-vi-pham-giao-thong-co-the-nop-tien-bao-lanh-phuong-tien-20200502131529312.htm

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ