A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

13:55 | 02/06/2020

Thời gian qua, nhiều vụ xâm hại trẻ em trên mạng diễn ra hết sức nguy hiểm và phức tạp.

Thủ đoạn kẻ xấu thường dùng là lập các phòng chat ảo, thiết lập hoặc tham gia các trang web, các diễn đàn trên mạng để tìm kiếm trẻ em và nhắn tin để làm quen.

Các đối tượng lấy tên tuổi, hình ảnh giả để tạo ấn tượng ban đầu là người có học thức, có điều kiện kinh tế khá giả, hiểu tâm lý, sở thích của trẻ em và luôn sẵn sàng chia sẻ. Sau một thời gian trò chuyện, bọn chúng chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang chủ đề về giới, tình dục, lôi kéo trẻ cùng xem phim, xem các hình ảnh khiêu dâm trên mạng. Bước tiếp theo, chúng dụ dỗ trẻ phơi bày các bộ phận cơ thể, tạo dáng… trước máy quay. Khi đã có những hình ảnh, đoạn phim này, chúng ép trẻ quan hệ tình dục hoặc tống tiền.

Các mạng xã hội hiện nay tràn ngập clip của những đối tượng xấu, các kênh YouTube tự dựng, phỏng vấn với những hình ảnh nội dung dung tục, phát hành tràn lan, vô tội vạ với hàng triệu lượt người xem, trong đó có trẻ em. Thực tế, không ít em học và làm theo những clip này.

Trong một khảo sát gần đây cho thấy có 13,2% trẻ cho rằng đã từng tiếp xúc một cách không mong muốn với các tài liệu khiêu dâm trên mạng, 15,7% trẻ đã từng gặp hành vi dụ dỗ tình dục qua mạng và 2% trẻ được yêu cầu tiết lộ thông tin cá nhân, hình ảnh dù không mong muốn.

Xâm hại trẻ em trên môi trường mạng để lại hậu quả rất nặng nề bởi hình ảnh xâm hại có thể theo các em suốt đời. Trẻ em yêu thích công nghệ và thích khám phá những điều mới mẻ. Tuy nhiên, với chiếc điện thoại thông minh mà không có sự hướng dẫn của người lớn, trẻ có nguy cơ bị xâm hại ngay cả khi đang ngồi trong nhà.

Bảo vệ trẻ nơi môi trường mạng không phải cấm hay hạn chế các em kết nối mạng internet mà cần có giải pháp hỗ trợ trẻ tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, nhận biết và ứng phó với những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại.

Cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện sớm các vụ việc. Bảo vệ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác của trẻ khi tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng. Có các giải pháp hỗ trợ trẻ tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Các bậc cha mẹ cần dành sự quan tâm thỏa đáng để hướng dẫn con sử dụng mạng an toàn và hướng cho con trở thành một công dân có trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội. Quan trọng hơn cả, mỗi gia đình phải là pháo đài vững chắc để bảo vệ con em khỏi những tác động tiêu cực từ mạng.

Tương Quan

Bài viết gốc: https://nld.com.vn/ban-doc/bao-ve-tre-em-tren-moi-truong-mang-20200601201302628.htm

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ