A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tạo các hạt nhân cho phát triển không gian của Daklak đến năm2030

09:21 | 01/09/2014

Trong rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương hướng phát triển các ngành kinh tế, trong đó có công nghiệp và dịch vụ có ý nghĩa quan t

 tạo ra những hạt nhân cho phát triển không gian của tỉnh trong tương lai... 

Tạo động lực đô thị hóa bằng phát triển công nghiệp và dịch vụ

Công nghiệp và đô thị Dak Lak đến năm 2030 sẽ được gắn kết chặt chẽ trong tổng thể phân bố không gian toàn tỉnh, là các hạt nhân năng suất cao, đầu tàu về kỹ thuật và ứng dụng khoa học công nghệ mới. Công nghiệp dựa trên các nền tảng phát triển chung của vùng Tây Nguyên nhưng đi đầu trong các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp tái chế, công nghiệp môi trường. Với định hướng này, các lộ trình, phân khúc phát triển ngành công nghiệp cũng đã được xây dựng. Cụ thể, giai đoạn 2016-2020 sẽ là: khai thác và chế biến sâu nông sản, dệt sợi, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, điện, nước, công nghiệp phụ trợ. Giai đoạn 2021-2030 là:  khai thác nông sản cao cấp, vật liệu xây dựng cao cấp, chế tạo máy móc thiết bị, công nghiệp phụ trợ công nghệ cao. Các nhóm sản phẩm chủ lực cũng đã được xác định: Nhóm sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh hiện có, phục vụ xuất khẩu và xuất ra thị trường ngoài tỉnh sẽ gồm: sản phẩm chế biến từ nông sản (cà phê nhân chất lượng cao, cà phê bột, cà phê hòa tan; các sản phẩm từ mủ cao su; các sản phẩm sản xuất từ hạt ngô, mía đường, tinh bột sắn…); sản phẩm cơ khí (máy bơm nước, thiết bị xay xát, chế biến nông sản…); khoáng sản (các sản phẩm từ đá granit; sản phẩm tinh chế từ fenspat).

Nhóm sản phẩm công nghiệp có tiềm năng, có khả năng phát triển đáp ứng cho nhu cầu nội tỉnh và hướng đến xuất khẩu, xuất ra thị trường ngoài tỉnh gồm: sản phẩm chế biến từ nông, lâm sản (các sản phẩm từ hạt ca cao, cà phê, sản phẩm thịt gia súc, gia cầm; gỗ tinh chế, bột giấy và các đồ dùng từ gỗ); sản xuất vật liệu xây dựng, gạch, ngói, gạch không nung, gạch hoa trang trí…; sản phẩm cơ khí (xe đa chức năng phục vụ phát triển nông thôn mới thay xe công nông); sản phẩm công nghiệp điện, nước; sản phẩm phân bón các loại… Nhóm các sản phẩm công nghiệp còn lại phục vụ cho tiêu dùng nội địa, bao gồm các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài hai nhóm trên.

Trong định hướng phát triển, TP. Buôn Ma Thuột sẽ được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng vai trò, vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên.

Trong định hướng phát triển, TP. Buôn Ma Thuột sẽ được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng vai trò, vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên.

Cùng với công nghiệp, phát triển khu vực dịch vụ cũng sẽ là một trong những động lực để xây dựng các hạt nhân cho phát triển không gian của tỉnh. Theo đó, hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tại TP. Buôn Ma Thuột, các thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh sẽ được quan tâm đầu tư phát triển. Đến năm 2025 tập trung xây dựng nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại gồm: 3 chợ đầu mối nông, thủy sản, gia súc quy mô 9-15 ha; 180 chợ dân sinh quy mô 20-37 ha; 10 trung tâm thương mại quy mô 14-22 ha; 31 siêu thị các loại từ 5,9-11,8 ha; 2 trung tâm bán buôn quy mô 3-5 ha; 2 trung tâm logistic quy mô 20-27 ha; 3 trung tâm hội chợ triển lãm quy mô 11-17 ha.

Hình thành nhiều đô thị mới

Với việc tập trung phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp, tốc độ đô thị hóa của tỉnh sẽ tăng khá nhanh, theo tính toán, bình quân đạt 5%/năm giai đoạn 2011-2020; 35% đến năm 2020 và khoảng 46,5% đến năm 2030. Từ nay đến năm 2015, tỉnh tập trung đầu tư các dự án chức năng vùng  tại TP. Buôn Ma Thuột đồng thời nâng cấp hạ tầng thị xã Buôn Hồ và một số thị trấn trung tâm mới thành lập. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này là: thành lập thị trấn Buôn Đôn (huyện Buôn Đôn); tách thị trấn Ea Kar ra khỏi huyện Ea Kar, nâng cấp thành thị xã Ea Kar, thành lập thị trấn huyện lỵ Ea Kar mới; nâng cấp đô thị loại V đối với xã Dray Bhăng trở thành trung tâm huyện lỵ huyện Cư Kuin. Như vậy đến năm 2015 hệ thống đô thị tỉnh có 16 đô thị, bao gồm: 1 đô thị loại I trực thuộc tỉnh là TP. Buôn Ma Thuột; 2 đô thị loại IV là thị xã Buôn Hồ và thị xã Ea Kar; 2 đô thị loại IV là hai thị trấn thuộc huyện, gồm: Phước An (huyện Krông Pak) và Buôn Trấp (huyện Krông Ana); 11 đô thị loại V là thị trấn trung tâm huyện, gồm: Quảng Phú (huyện Cư M’gar); Ea Drăng (huyện Ea H’leo); Ea Súp (huyện Ea Súp); Krông Năng (huyện Krông Năng); M’Drak (huyện M’Drak); Krông Kmar (huyện Krông Bông); Liên Sơn (huyện Lak); Ea Knốp (huyện Ea Kar mới); Buôn Đôn (huyện Buôn Đôn) và Dray Bhăng (huyện Cư Kuin) và 1 thị trấn thuộc huyện Cư M’gar là Ea Pôk.

Đến năm 2020, tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho TP. Buôn Ma Thuột đáp ứng vai trò, vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, ưu tiên hoàn chỉnh các đô thị mới nâng cấp, cụ thể: Nâng cấp thành đô thị loại III đối với thị xã Buôn Hồ bảo đảm vai trò hạt nhân của trung tâm công nghiệp phía Bắc của tỉnh; nâng cấp thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M’gar) và thị trấn Ea Đrăng (huyện Ea H’leo) lên đô thị loại IV; nâng cấp xã Pơng Drang thành đô thị loại V, thành lập thị trấn trung tâm huyện lỵ Krông Buk; nâng cấp xã Cư Né thành đô thị loại V, thành lập thị trấn thuộc huyện Krông Buk.

Cà phê được xác định là một trong những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

Cà phê được xác định là một trong những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

Giai đoạn 2020-2030, tiếp tục đầu tư cho Buôn Ma Thuột đồng bộ cả về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, xứng đáng là trung tâm vùng Tây Nguyên, đô thị hạt nhân trong vùng Tam giác phát triển. Cụ thể là đầu tư, xây dựng, mở rộng TP. Buôn Ma Thuột chủ yếu về hướng Đông, Đông Bắc, Nam và Đông Nam; thành lập thêm các quận, phường mới. Các khu phố cũ được cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng; đầu tư xây dựng các đô thị mới hiện đại bảo đảm chương trình phát triển nhà ở của tỉnh với diện tích sàn bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 18-20 m2/người. Khoanh vùng bảo vệ và phát triển các buôn làng truyền thống trong đô thị. Đẩy mạnh xây dựng nổi bật các công trình cấp tỉnh, cấp vùng trên địa bàn thành phố để phục vụ chung cho toàn tỉnh và vùng Tây Nguyên. Đối với thị xã Buôn Hồ, thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn của đô thị loại III, nâng cao chất lượng đô thị, tạo ra bộ mặt đô thị đẹp, văn minh, hiện đại. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng các công trình phục vụ người dân thị xã như các công trình hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, thương mại, cây xanh, hoa viên, thể dục thể thao…

Với định hướng phát triển này, đến năm 2030 về cơ bản Dak Lak hình thành một hệ thống đô thị khá cân bằng, liên kết về mặt chức năng, là các hạt nhân cho phát triển không gian toàn tỉnh.

Đàm Thuần

    nguồn: baodaklak.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ