A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Giúp phụ nữ có việc làm ngay tại quê hương

10:38 | 08/08/2022

Dù mới được thành lập và đi vào hoạt động hơn 1 năm nay nhưng mô hình “Tổ liên kết may mặc tạo việc làm cho phụ nữ” tại tổ dân phố 3A, thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M’gar)....

.... bước đầu đã cho thấy hiệu quả thiết thực, góp phần giúp phụ nữ có việc làm và thu nhập ổn định.

Tổ liên kết may mặc tạo việc làm cho phụ nữ được thành lập vào cuối tháng 4/2021 do chị Phạm Thị Hà làm chủ nhiệm. Từ 15 thành viên ban đầu, đến nay tổ đã có 19 thành viên là phụ nữ tại nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn huyện. Chị Hà cho biết: “Trước đây tôi đi làm tại công ty may mặc ở tỉnh Bình Dương. Nhận thấy nơi làm việc có nhiều chị em có hoàn cảnh giống mình cũng phải đi làm xa nhà, xa chồng con, gia đình mà nguồn thu nhập không ổn định nên tôi nảy ra ý định thành lập một tổ liên kết may mặc tại địa phương, giúp chị em có công ăn việc làm với mức thu nhập ổn định mà không phải xa nhà”.

Nghĩ là làm, chị Hà đã tìm kiếm, kết nối với một số công ty, doanh nghiệp tại các tỉnh thành phía Nam để ký hợp đồng thực hiện các công đoạn may mặc. Sau đó chị bàn bạc với Hội LHPN thị trấn Quảng Phú và được hỗ trợ trong việc làm hồ sơ, thủ tục thành lập mô hình, tìm kiếm thành viên tham gia; bản thân chị đảm nhận việc đầu tư thực hiện, tìm kiếm nguồn hàng và đầu ra cho sản phẩm. Chị Hà đã tự bỏ vốn để xây dựng xưởng may ngay tại gia đình, mua sắm lại các máy may công nghiệp đã qua sử dụng và nhiều máy móc khác với chi phí đầu tư khoảng 200 triệu đồng. Đến cuối tháng 4/2021 mô hình ra mắt, đi vào hoạt động. Thời gian đầu, tổ liên kết may mặc gặp rất nhiều khó khăn do nhiều chị em chưa được học nghề, chưa quen với máy may công nghiệp nên phải đào tạo từng bước một, mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó thời điểm này lại đúng vào giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển sản phẩm, nhiều nguồn hàng bị đứt gãy, chị Hà phải trực tiếp đến các tỉnh thành phía Nam để tìm các nguồn hàng mới. Dù vậy nhưng các thành viên trong tổ đều rất nỗ lực, không ngại khó khăn, cố gắng làm việc.

Các thành viên Tổ liên kết may mặc tạo việc làm cho phụ nữ thực hiện các đơn hàng

Sau hơn 1 năm, Tổ liên kết may mặc tạo việc làm cho phụ nữ đã phát triển ổn định, các thành viên có thu nhập theo tay nghề dao động từ 7 - 9 triệu đồng/tháng. Không chỉ tạo việc làm cho phụ nữ tại thị trấn Quảng Phú mà tổ còn tạo việc làm cho phụ nữ tại các địa phương khác trên địa bàn huyện. Như chị Phạm Thị Thu (ở thôn Tiến Cường, xã Quảng Tiến) cũng từng làm công nhân may mặc ở tỉnh Bình Dương hơn 3 năm. Đi làm xa nhà, công việc nhiều áp lực mà thu nhập chẳng được bao nhiêu. Nghe tin về Tổ liên kết may mặc tạo việc làm cho phụ nữ tại thị trấn Quảng Phú, chị quyết định về quê làm việc. Do đã có kinh nghiệm làm việc nên các sản phẩm chị Thu làm ra đều đạt chất lượng và được đánh giá cao; thu nhập hiện nay của chị ổn định ở mức 10 triệu đồng/tháng.

Chị Phạm Thị Tuyến, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Quảng Phú cho biết: “Tổ liên kết may mặc tạo việc làm cho phụ nữ là một trong những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả do Hội LHPN thị trấn triển khai thực hiện. Sắp tới Hội LHPN thị trấn sẽ phối hợp với gia đình chị Hà tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động của mô hình để từ đó tạo được nhiều hơn nữa việc làm cho hội viên phụ nữ địa phương”.

H’Xiu Êban

Bài viết gốc: https://www.baodaklak.vn/trang-tin-dia-phuong/202208/giup-phu-nu-co-viec-lam-ngay-tai-que-huong-9d31ade/

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ