A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam : Nhìn từ hoạt động phát triển văn hóa bền vững

19:59 | 19/11/2014

Phát triển văn hóa bền vững là xu thế tất yếu của mọi quốc gia dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước. Cùng với nỗ lực chung của cả nước và của ngành văn hóa, những năm qua trong quá trình hoạt động của mình, Làng Văn hóa - Du lịch các

Từ nhận thức đúng về phát triển văn hóa

Những năm qua, thực hiện đường lối phát triển văn hóa của Đảng, nhiều tổ chức, cá nhân đã có nhiều nỗ lực trong tìm tòi những mô hình phát triển văn hóa theo hướng bền vững, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, không ít những mô hình còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiện tượng tuyệt đối hóa yếu tố kinh tế, chỉ chú ý đến lợi nhuận mà coi nhẹ việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc vẫn còn tồn tại, dẫn tới việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ bị mai một.

Chùa Khmer là một trong những địa chỉ thu hút đông đảo phật tử và du khách tham quan Ảnh: Nguyễn Dương
Chùa Khmer là một trong những địa chỉ thu hút đông đảo phật tử và du khách tham quan Ảnh: Nguyễn Dương.

 

Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài tạo nên một thị trường văn hóa thiếu bản sắc, không lành mạnh. Hạn chế này xuất phát từ một nguyên nhân căn bản là nhận thức chưa thấu đáo về vị trí, vai trò của văn hóa, về đảm bảo tính văn hóa trong phát triển kinh tế nói chung, khi sử dụng văn hóa với tư cách là một loại hàng hóa nói riêng.

Xuất phát từ yêu cầu phát triển bền vững văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tiếp cận mô hình phát triển văn hóa theo hướng lấy chủ thể sáng tạo văn hóa làm trung tâm trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc làm phương tiện để thúc đẩy việc quảng bá văn hóa, làm cho các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc được bảo tồn, tái sinh và tỏa sáng.

Đồng thời, trên nền tảng hệ thống tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng và thống nhất của dân tộc, hoạt động du lịch của “Làng” được định hướng đúng đắn, vừa làm cho văn hóa không chỉ mang giá trị tinh thần, mà còn trở thành giá trị vật chất trực tiếp góp phần nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Đồng thời phản ánh đúng tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước, văn hóa vừa ngang hàng vừa ở trong kinh tế, chính trị và xã hội.

Đến hiệu quả trên thực tế

Đánh giá về hiệu quả thực tế của dự án Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, thời gian qua còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Tuy nhiên, cần có cái nhìn khách quan, toàn diện và đặt trong yêu cầu phát triển bền vững văn hóa dân tộc, hướng tới một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nếu chỉ lấy tiêu chí về hiệu quả kinh tế để đánh giá một dự án chưa hoàn thành, đang trong giai đoạn khai thác cục bộ, việc huy động nguồn vốn đầu tư trong bối cảnh suy thoái kinh tế gặp nhiều khó khăn… mà coi nhẹ các yếu tố khác thì sẽ dẫn tới những kết luận vội vàng, thiếu chính xác. Cần nhận thức tính hiệu quả trong hoạt động của “Làng” trên nhiều phương diện, đặc biệt là mức độ đạt được những giá trị tinh thần - một tiêu chí quan trọng hàng đầu trong phát triển bền vững văn hóa.

Đối với nhiều du khách trong nước và quốc tế, cái tên Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam không còn xa lạ, đó là “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa ngàn đời của dân tộc. Du khách đến với “Làng” ngày càng đông, theo thống kê sơ bộ, chỉ tính riêng những du khách đến tham quan, năm 2011 đạt 110.000 lượt, sau hai năm (2013) con số ấy đã tăng lên gấp đôi, đạt 250.000 lượt, 9 tháng đầu năm 2014 đạt 198.270 lượt. Điều này cho thấy sự quan tâm và sức hấp dẫn của “ngôi nhà chung” đối với du khách ngày càng cao.

Đặc biệt, dù mới đi vào khai thác cục bộ, nhiều hạng mục công trình chưa hoàn thành, song “Làng” đã nhanh chóng để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách bốn phương qua những sản phẩm văn hóa du lịch mang thương hiệu của riêng mình. Đó là chuỗi các hoạt động thường niên đặc sắc như: “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”, “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” (19/4), “Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” (18 - 23/11) hay các hoạt động “Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”… đã góp phần không nhỏ nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mỗi người dân trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Qua đó, tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữa dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế được thắt chặt, khối đại đoàn kết toàn dân thêm vững bền, lòng yêu nước, yêu quê hương không ngừng được củng cố. Đó là những kết quả định tính, không thể cân, đong, đo, đếm được, nhưng nó có giá trị vô cùng to lớn, tiếp thêm sức mạnh để dân tộc ta bước vào những mùa xuân mới, đi đến những chân trời mới như lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từng nói khi đến thăm và làm việc với “Làng”. Đồng thời, đó cũng là minh chứng sinh động cho nỗ lực không mệt mỏi vì sự nghiệp phát.

Lương Thanh Duy

    Nguồn: tapchilangviet.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ