A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nỗ lực, phấn đấu xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

16:52 | 10/03/2015

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Buôn Ma Thuột (10/3/1975-10/3/2015), phóng viên Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Bí thư Thành ủy, ...

Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột về những kết quả, thành tựu mà TP. Buôn Ma Thuột đạt được cũng như những định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

P.V: Xin ông cho biết những kết quả, thành tựu nổi bật của TP. Buôn Ma Thuột sau 40 năm giải phóng?

Ông Nguyễn Anh Dũng: Sau 40 năm giải phóng, được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư, thu hút các nguồn đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng về giao thông (đường bộ, đường không); giáo dục và đào tạo; y tế; dịch vụ (du lịch, tài chính, viễn thông, vận tải...); khoa học công nghệ..., với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, nên TP. Buôn Ma Thuột đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.

Hàng năm, TP. vẫn đạt mức tăng trưởng khá, với con số xấp xỉ 13%/năm. Cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển tiến bộ; trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 42,14%, dịch vụ 51,5%, nông lâm nghiệp 6,36%.

Đô thị Buôn Ma Thuột không ngừng được chỉnh trang, nhiều năm liền được Hiệp hội Đô thị Việt Nam công nhận là một trong 10 đô thị xanh - sạch - đẹp nhất của cả nước. Phong trào xây dựng nông thôn mới cũng khởi sắc, đã có 2 xã Hòa Thuận và Ea Kao cơ bản đạt 19 tiêu chí nông thôn mới và dự kiến năm 2015 sẽ có thêm 1 xã đạt. Hệ thống chính trị và quốc phòng - an ninh luôn được tăng cường đã góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

PV: Để trở thành đô thị trung tâm của  vùng Tây Nguyên, trong giai đoạn tiếp theo, thành phố đã có quy hoạch và xác định chiến lược phát triển như thế nào?

Ông Nguyễn Anh Dũng: Ngày 27/11/2009, Bộ Chính trị đã có kết luận số 60-KL/TW về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Đây vừa là cơ hội, điều kiện vừa là thách thức đối với TP. nói riêng, với tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu theo Kết luận 60, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Buôn Ma Thuột phải tiếp tục nỗ lực, phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, phát huy nội lực, thu hút mạnh đầu tư bên ngoài để đầu tư các hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy hoạch, kế hoạch, tạo nên hạ tầng đồng bộ và đảm bảo mục tiêu trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Đặc biệt, ở góc độ kinh tế, từ nay đến năm 2020, sẽ tiếp tục tập trung chuyển dịch cơ cấu và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, tạo ra sản phẩm góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN đến năm 2020 đạt 10.550 tỷ đồng (giá so sánh 2010), với tốc độ mức tăng trưởng bình quân đạt 14,5%.

Thành phố Buôn Ma Thuột hôm nay. Ảnh: Tường Mạnh

PV: Vậy, để thực hiện tốt chiến lược phát triển công nghiệp, thành phố đề ra các giải pháp cơ bản như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Anh Dũng: Thứ nhất, thành phố chú trọng các nguồn vốn của các tổng công ty lớn trong nước, nguồn tài chính của Nhà nước, của tỉnh thông qua các dự án phát triển ngành công nghiệp. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút vốn, kỹ thuật, chất xám, các dự án có hàm lượng công nghệ cao, thông qua liên kết liên doanh với các nhà đầu tư ngoài tỉnh. Tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư, kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và khuyến khích kiều bào đầu tư vào các lĩnh vực, ngành phù hợp.

Thứ hai, có chính sách và cơ chế thông thoáng để khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp, TTCN; hỗ trợ đào tạo nhân lực, khoa học - công nghệ, tiêu thụ sản phẩm và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham quan nghiên cứu công nghệ, tiếp cận thị trường, tìm đối tác liên doanh, liên kết. Cải cách hơn nữa thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, khắc phục những bất cập về thủ tục hành chính.

Thứ ba, từng bước mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh, nhất là TP. Hồ Chí Minh; phát huy tối đa lợi thế so sánh về lao động và tài nguyên, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa; liên kết để tìm kiếm mở rộng thị trường ra nước ngoài, chú trọng thúc đẩy khai thác các thị trường ở Lào và Campuchia...

Thứ tư, đẩy mạnh khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ mới, các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với các sản phẩm mũi nhọn, lĩnh vực mang tính chất đột phá.

Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất tập trung vào các khu, cụm công nghiệp. Các nhà máy sản xuất độc lập cần kiểm tra nghiêm ngặt tác động đến môi trường. Các cơ sở xây dựng mới phải thực hiện tốt các yêu cầu về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Mạnh Hùng thực hiện

    Nguồn: Báo Đắk Nông Điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ