A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Mặt trái của việc lạm dụng AI

15:02 | 12/01/2024

Việc lạm dụng AI, cho dù không phải vì mục đích xấu, vẫn không có lợi cho người sử dụng.

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 được dự báo trên mạng sẽ bùng nổ với vô số ứng dụng chúc Tết do công nghệ AI hỗ trợ. Bên cạnh các ứng dụng của những "ông lớn công nghệ" như Microsoft Copilot, Google Bard, hay ChatGPT của OpenAI… còn có rất nhiều ứng dụng Việt.

Và không chỉ với lời chúc bằng văn bản, người dùng còn có thể nhờ AI tạo ra những tấm thiệp Tết bằng hình và video.

Thiệp chúc Tết Giáp Thìn do AI tạo ra.

Tuy nhiên, không ít người sẽ bị "tụt cảm xúc" khi biết những lời chúc Tết cho mình là do "người máy" tạo ra. Chúng không còn chất chứa cảm xúc chân thật của người chúc.

Từ lâu, người ta đã cảnh báo về sự lạm dụng AI trong các lĩnh vực cuộc sống. Sự lạm dụng này khiến con người lười động não. Trước đây, cuộc cách mạng tự động hóa bằng máy móc đã giúp con người giảm bớt những công việc tay chân, thể xác; nhưng nếu lạm dụng thì sẽ khiến con người lười hoạt động, trở nên yếu ớt. Ngày nay, công nghệ AI đã ảnh hưởng tới hoạt động trí óc con người. Không phủ nhận những lợi ích do AI đem lại nhưng ứng dụng AI thế nào cho hiệu quả, đúng lúc, đúng nơi. Việc lạm dụng AI, cho dù không phải vì mục đích xấu, vẫn không có lợi cho người sử dụng

Giới chuyên môn cũng lưu ý rằng trong bối cảnh bùng nổ ứng dụng AI, Tết năm nay sẽ xuất hiện thêm nhiều ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh cá nhân, sáng tạo từ hình ảnh người dùng. Vui thật đó, nhưng người dùng cần thận trọng và chỉ nên sử dụng những ứng dụng từ những nhà cung cấp đáng tin cậy. Việc lạm dụng những ứng dụng "biến hóa gương mặt" có thể khiến người dùng bị "trộm nhân dạng" để sử dụng cho những mục đích xấu xa, thậm chí có hại.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo rằng đa số hoạt động chỉnh sửa khuôn mặt trên mạng có yêu cầu cung cấp hình ảnh khuôn mặt cá nhân, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về an toàn thông tin. Ông Nguyễn Duy Khiêm, đại diện Cục An toàn thông tin, cho biết: "Ngoài việc yêu cầu người sử dụng cung cấp hình ảnh, đa số các ứng dụng còn yêu cầu quyền cập kho ảnh, camera điện thoại, cũng như truy xuất địa chỉ email, số điện thoại… Trên cơ sở đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể thu thập thông tin, xử lý thông tin cá nhân của người sử dụng với những mục đích khác nhau".

Thực tế thì với các hình ảnh chân dung cá nhân do chính người dùng cung cấp, các chủ ứng dụng có thể chế ra những hình ảnh khác, thậm chí làm dữ liệu của lừa đảo deepfake gây nhiều hậu họa khôn lường.

 

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ