A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tuyên truyền ATGT ở Đắk Lắk: Nỗi niềm người trong cuộc

05:22 | 26/04/2013

Trong quý I/2013, toàn bộ 190 vụ TNGT xảy ra trên địa bàn đều do người điều khiển mô tô, xe gắn máy gây ra, trong đó vùng nông thôn và đồng bào tại các buôn chiếm tới 60%. Ông Hoàng Trọng Hải, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban ATGT tỉnh đã yêu cầu đẩy mạnh c

Ông Hoàng Trọng Hải yêu cầu các cấp, các ngành phải triển khai nhiều giải pháp quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền đến tận cơ sở xã, phường, thị trấn, đến từng người dân bằng nhiều hình thức.

Sâu sát với đồng bào, công tác tuyên truyền mới đem lại hiệu quả cao
Sâu sát với đồng bào, công tác tuyên truyền mới đem lại hiệu quả cao.

Ngày 14/4/2013, tại buôn Knia, xã Tân Tiến, huyện Krông Pak, Phòng CSGT Công an tỉnh đã tổ chức Chương trình phối hợp tuyên truyền ATGT. Đông đảo người dân đã được tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT thông qua nhiều hình thức phong phú như: phát tờ rơi, trưng bày hình ảnh, chiếu phóng sự truyền hình về tình hình giao thông tại một số tuyến đường, từ đó phân tích nguyên nhân các vụ TNGT, rút ra những bài học kinh nghiệm để người tham gia giao thông chủ động phòng ngừa tai nạn.

Tuy nhiên, việc tuyên truyền ATGT đến từng người dân không hề đơn giản. Đơn cử như công tác tuyên truyền cho người đồng bào Mông tại huyện Krông Bông rất khó khăn nhất là ở các xã: Cư Đrăm, Cư Pui, Hòa Phong... Ông Trịnh Văn Hùng, Trưởng Công an xã Cư Đrăm phân tích: Theo tập tục của người Mông thì phụ nữ khi đi ra đường thường quấn một lớp khăn rất dày trên đầu, nên không còn có... chỗ để đội mũ bảo hiểm. Đàn ông Mông thường chở vợ con đi chợ phiên. Trong khi đợi vợ con mua bán, các ông chồng tranh thủ vào quán nhậu. Khi tan chợ thì cũng là lúc rượu ngấm, lại ngật ngưỡng lên xe chở vợ con về... Trên địa bàn Cư Đrăm đã xảy ra nhiều vụ TNGT đáng tiếc cũng chỉ vì chồng đợi vợ đi chợ đến... say mới điều khiển phương tiện.

Trung tá Mã Văn Thành, Đội trưởng đội CSGT huyện Buôn Đôn chia sẻ: Mỗi lần về buôn tuyên truyền, người cán bộ CSGT phải chấp nhận uống “đã” mới được già làng mới tiếp chuyện. Có lần liên hệ với già làng tập hợp bà con để cán bộ đến. Đúng lời hẹn, CSGT vượt đến 70km đường đất đỏ gập ghềnh để đến buôn nhưng chẳng có người dân nào được tập trung cả.

Hỏi thì già làng nói: “Tao chưa có lệnh thì chúng nó đâu có tới. Cán bộ à, vào uống mấy li đã. Uống mới tôn trọng già làng, mới tôn trọng dân chớ. Không uống tao nói dân không tới đâu”... Đến khi già làng cho người đi thông báo đến các nhà thì bà con đã đi rẫy, anh em lại phải ở lại buôn đến sáng hôm sau mới tổ chức tuyên truyền được. Tối hôm đó ở lại buôn, già làng lại mời nhiều người đến chơi với cán bộ. Lại phải uống cán bộ mới được dân làng thương. Quây quần bên bếp lửa uống rượu cần cùng bà con, anh Thành tranh thủ nói chuyện về giao thông và bà con tập trung lắng nghe.

Trong buổi tối ấy, anh tranh thủ tuyên truyền về ATGT cho bà con ngay bên hũ rượu cần và ánh lửa bập bùng. Già làng phát lệnh bà con được nghỉ ngày mai không đi rẫy, tất cả đến nhà rông để nghe cán bộ nói chuyện. Sáng hôm sau 100% số dân trong buôn đến nghe các anh tuyên truyền, nhiều gia đình già trẻ bồng bế nhau đến nhà rông vui như đi hội. Từ đó, mỗi lần tổ chức đi tuyên truyền cho bà con, các cán bộ, chiến sĩ CSGT Công an huyện Buôn Đôn đều đến từ tối hôm trước nhâm nhi mấy ly với già bản, sáng sau tuyên truyền cho bà con mới mang lại hiệu quả.

    Theo Giaothongvantai.com.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ