A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cần thiết phải tăng lương tối thiểu

09:24 | 27/06/2018

Bộ LĐTB&XH; vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống kê tình hình thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2018 theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP, từ đó làm cơ sở đề xây dựng đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2019.

Việc tăng lương tối thiểu được người lao động trông chờ.

Mặc dù lương tối thiểu theo quy định phải đáp ứng mức sống tối thiểu vào năm 2020; song, theo dự đoán mức tăng lương tối thiểu của năm 2019 sẽ không vượt quá 6% so với mức lương tối thiểu năm 2018.

Dự kiến trong tháng 7-2018, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ có các cuộc đàm phán đầu tiên về đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2019. Nhận định về tình hình tăng lương tối thiểu năm 2019, TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện khoa học lao động xã hội cho rằng, những đánh giá mới đây về năng suất lao động cho thấy, mối quan hệ giữa lương tối thiểu và năng suất lao động đang “vênh” nhau.

Theo đó, tốc độ tăng lương tối thiểu đang cao hơn tăng năng suất lao động. Tỷ lệ chênh lệch giữa lương tối thiểu so với năng suất lao động lên tới 50%, trong khi đó các nước chỉ ở mức 25-30%. Như vậy về mặt lí thuyết, tốc độ tăng lương tối thiểu có lẽ cần phải có những điều chỉnh, điều tiết cho phù hợp hơn.

Dự báo mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019, bà Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, về nguyên tắc, tốc độ tăng lương tối thiểu chỉ bằng 70% mức tăng của năng suất lao động. Do đó, nếu như GDP của năm 2019 tăng 6,5-7%, mức độ tăng lương tối thiểu có thể chỉ trong vòng 5-6%.

Tương tự, nhận định về mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng, ông Phạm Minh Huân, nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia nhận định, với các chỉ số kinh tế - xã hội như hiện nay, mức tăng có thể ở 5 hoặc 6%. Đây là mức tăng phần nào giúp tăng thêm thu nhập của người lao động, phần nào yên tâm là việc để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn.

Về phía người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn giữ quan điểm, mức lương hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu, khiến nhiều người lao động phải sống chật vật. Năm 2019, người lao động vẫn tiếp tục đề xuất tăng lương tối thiểu vùng.

Đánh giá việc tăng lương tối thiểu vùng, tại hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo bộ Luật Lao động sửa đổi do Bộ LĐTB&XH tổ chức mới đây, đại diện giới chủ sử dụng lao động cũng cho rằng, việc tăng lương sẽ khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam giảm đi, nhưng bù lại tiến trình hội nhập và cắt giảm thuế xuất – nhập khẩu của Việt Nam vẫn giúp môi trường đầu tư hấp dẫn. Cùng đó, người lao động cũng cần được trả công đủ sống để tái tạo sức lao động. Tuy nhiên đại diện giới chủ sử dụng lao động cũng cho rằng, việc tăng lương cần phải đảm bảo, hài hòa lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động.

Theo thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2017 và 5 tháng năm 2018, tại 39/63 tỉnh, thành phố cả nước xảy ra 454 cuộc ngừng việc tập thể và đình công. Các cuộc ngừng việc tập thể và đình công xảy ra tập trung tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Tiền Giang gồm 290 cuộc, chiếm 643,88%; các tỉnh, thành phố phía Bắc tập trung ở TP. Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang.    

Minh Long

    nguồn “nongnghiep.vn”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ