A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Mỗi ngày, Việt Nam tăng thêm hơn 2.700 người

06:44 | 20/01/2019

Dân số hiện tại của Việt Nam là 94,67 triệu người, tăng thêm 1 triệu người so với năm 2017 và xếp thứ 14 trên thế giới.

Tư vấn sức khoẻ sinh sản và các biện pháp tránh thai cho chị em phụ nữ - Ảnh: Mai Linh

Ngày 18-9, tại hội nghị triển khai công tác dân số năm 2019, đại diện Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế cho biết dân sốnước ta hiện là 94,67 triệu người. Năm 2018 tăng thêm 1 triệu người so với năm 2017. Như vậy, dân số của Việt Nam tăng trung bình khoảng 2.700 người mỗi ngày. Nhìn tổng thể, Việt Nam đang đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới.

Cùng đó, mức sinh thay thế tiếp tục duy trì trên phạm vi cả nước, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các địa phương. Vùng kinh tế - xã hội khó khăn mức sinh cao từ 2-3 con (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), trong khi khu vực đô thị, nơi kinh tế-xã hội phát triển mức sinh xuống thấp dưới 1,8 con. Đáng chú ý, có tới 16 tỉnh có mức sinh thấp dưới 1,8 con và 4 tỉnh có mức sinh dưới 1,6 con.

Năm 2018, TP Hà Nội là địa phương có số trẻ sinh ra lớn nhất nước với khoảng 200.000 người, tương đương một huyện lớn. Dân số Hà Nội tăng nhanh ở cả nội thành và ngoại thành nhưng tăng mạnh nhất là ở những quận có các khu đô thị mới. Đây cũng là có quy mô dân số lớn thứ 2 cả nước (sau TP HCM) với dân số chiếm 8% cả nước.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế nhấn mạnh năm 2019 là năm đầu tiên Bộ Y tế triển khai nghị quyết về công tác dân số trong tình hình mới với mục tiêu là tập trung duy trì vững chắc mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ tăng tỉ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Theo đó, một số chỉ tiêu cơ bản cần đạt được như: Mức giảm sinh bình quân; tăng tuổi thọ trung bình lên 73,6 tuổi và đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức 114 bé trai/100 bé gái...

Chiều cùng ngày, Tổng cục DS-KHHGĐ và Tổ chức phi chính phủ Marie Stopes Việt Nam đã sơ kết quá trình thực hiện chương trình "Tăng cường tiếp cận bền vững dịch vụ KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản chất lượng tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020". Tới nay, dự án đã đào tạo hơn 3.000 cán bộ cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực KHHGĐ, cung cấp mạng lưới hơn 70 giảng viên tỉnh và 230 giám sát viên tuyến huyện tại 18 tỉnh tham gia chương trình. Ước tính tác động từ cung ứng dịch vụ và sản phẩm kế hoạch hóa gia đình chất lượng của chương trình hợp tác này giúp ngăn ngừa hàng trăm ngàn ca mang thai ngoài ý muốn mỗi năm.

Nhiều phụ nữ vùng nông thôn có nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa được đáp ứng - Ảnh minh họa

Theo khảo sát của Tổng cục DS-KHHGĐ, hiện nhiều phụ nữ tại các vùng nông thôn có nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa được đáp ứng. Bên cạnh đó các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng tại tuyến xã còn rất hạn chế như: 42,3% trạm y tế không thường xuyên thực hiện dịch vụ đặt vòng; 23% người cung cấp dịch vụ tuyến xã gặp khó khăn khi đặt dụng cụ tử cung do chưa được tập huấn đầy đủ, không đủ trang thiết bị, hoặc ít thực hiện; cơ cấu sử dụng phương tiện tránh thai chưa đa dạng... Việc thiếu hụt các phương tiện tránh thai có thể dẫn tới tăng số phụ nữ mang thai hay số sinh con ngoài ý muốn, tăng số ca phá thai hay tăng dân số.

N.Dung
 

Tư vấn sức khoẻ sinh sản và các biện pháp tránh thai cho chị em phụ nữ - Ảnh: Mai Linh

Ngày 18-9, tại hội nghị triển khai công tác dân số năm 2019, đại diện Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế cho biết dân sốnước ta hiện là 94,67 triệu người. Năm 2018 tăng thêm 1 triệu người so với năm 2017. Như vậy, dân số của Việt Nam tăng trung bình khoảng 2.700 người mỗi ngày. Nhìn tổng thể, Việt Nam đang đứng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới.

Cùng đó, mức sinh thay thế tiếp tục duy trì trên phạm vi cả nước, tuy nhiên có sự khác biệt giữa các địa phương. Vùng kinh tế - xã hội khó khăn mức sinh cao từ 2-3 con (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), trong khi khu vực đô thị, nơi kinh tế-xã hội phát triển mức sinh xuống thấp dưới 1,8 con. Đáng chú ý, có tới 16 tỉnh có mức sinh thấp dưới 1,8 con và 4 tỉnh có mức sinh dưới 1,6 con.

Năm 2018, TP Hà Nội là địa phương có số trẻ sinh ra lớn nhất nước với khoảng 200.000 người, tương đương một huyện lớn. Dân số Hà Nội tăng nhanh ở cả nội thành và ngoại thành nhưng tăng mạnh nhất là ở những quận có các khu đô thị mới. Đây cũng là có quy mô dân số lớn thứ 2 cả nước (sau TP HCM) với dân số chiếm 8% cả nước.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế nhấn mạnh năm 2019 là năm đầu tiên Bộ Y tế triển khai nghị quyết về công tác dân số trong tình hình mới với mục tiêu là tập trung duy trì vững chắc mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ tăng tỉ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Theo đó, một số chỉ tiêu cơ bản cần đạt được như: Mức giảm sinh bình quân; tăng tuổi thọ trung bình lên 73,6 tuổi và đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức 114 bé trai/100 bé gái...

Chiều cùng ngày, Tổng cục DS-KHHGĐ và Tổ chức phi chính phủ Marie Stopes Việt Nam đã sơ kết quá trình thực hiện chương trình "Tăng cường tiếp cận bền vững dịch vụ KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản chất lượng tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020". Tới nay, dự án đã đào tạo hơn 3.000 cán bộ cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực KHHGĐ, cung cấp mạng lưới hơn 70 giảng viên tỉnh và 230 giám sát viên tuyến huyện tại 18 tỉnh tham gia chương trình. Ước tính tác động từ cung ứng dịch vụ và sản phẩm kế hoạch hóa gia đình chất lượng của chương trình hợp tác này giúp ngăn ngừa hàng trăm ngàn ca mang thai ngoài ý muốn mỗi năm.

Nhiều phụ nữ vùng nông thôn có nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa được đáp ứng - Ảnh minh họa

Theo khảo sát của Tổng cục DS-KHHGĐ, hiện nhiều phụ nữ tại các vùng nông thôn có nhu cầu sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chưa được đáp ứng. Bên cạnh đó các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng tại tuyến xã còn rất hạn chế như: 42,3% trạm y tế không thường xuyên thực hiện dịch vụ đặt vòng; 23% người cung cấp dịch vụ tuyến xã gặp khó khăn khi đặt dụng cụ tử cung do chưa được tập huấn đầy đủ, không đủ trang thiết bị, hoặc ít thực hiện; cơ cấu sử dụng phương tiện tránh thai chưa đa dạng... Việc thiếu hụt các phương tiện tránh thai có thể dẫn tới tăng số phụ nữ mang thai hay số sinh con ngoài ý muốn, tăng số ca phá thai hay tăng dân số.

N.Dung
 

 

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ