A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Biết độc thì đã muộn

08:23 | 27/11/2014

Gần cuối năm, khi các doanh nghiệp hối hả chuẩn bị tung ra mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết thì nỗi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm lại nóng hơn bao giờ hết.

Chuyện cũ nhưng lúc nào cũng thời sự bởi những bất cập trong công tác quản lý vẫn chưa được giải quyết.

Thực tế rất nhiều lô hàng thực phẩm, đặc biệt là hàng tươi sống, khi có kết quả kiểm nghiệm chính thức xác nhận không bảo đảm an toàn thì chúng đã vào bụng người tiêu dùng.

Bức xúc nhất là vụ gần 300 tấn củ, quả Trung Quốc bị phát hiện có chứa nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Lô hàng này nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2013 nhưng đến năm 2014 mới bị phát hiện không an toàn. Lúc này thì sự đã rồi.

Tại TP HCM, ngành y tế, nông nghiệp, công thương thỉnh thoảng công bố những con số về tỉ lệ phát hiện mẫu thực phẩm mất an toàn nhưng ít khi nhắc đến lượng hàng kèm mẫu đã được thu hồi, xử lý ra sao. Ví dụ, năm 2014, ngành y tế đã  có đợt giám sát, lấy 40 mẫu gồm: bún tươi, nước mía, cà phê, đậu hũ trắng, đậu hũ ky, nho Lào muối ớt, giò chả... đi kiểm nghiệm. Kết quả, 40% số mẫu thiếu an toàn cho người sử dụng. Trong số này, nhiều mẫu không truy xuất được nguồn gốc như nho Lào muối ớt nên không thể thu hồi tiêu hủy.

Làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) mới đây, Sở NN-PTNT TP HCM thừa nhận khi xác định được nông sản tươi sống (rau củ quả, thịt, cá) bị nhiễm khuẩn, tồn dư hóa chất, chất cấm tại chợ đầu mối, thanh tra sở cũng chỉ xử lý vi phạm hành chính bằng phạt tiền; còn các biện pháp tịch thu, tiêu hủy là không thể.

TP HCM có 3 chợ đầu mối cung cấp gần 7.600 tấn hàng hóa/ngày đêm. Lượng hàng này đã được tiêu thụ tại TP và đưa về các tỉnh ngay trong đêm nên khi có kết quả của phòng kiểm nghiệm được chỉ định (thường sau 2-4 ngày), lô hàng đã không còn ở chợ.

Nhiều trường hợp, với kinh nghiệm trong ngành, các cán bộ thực thi có thể dự đoán được kết quả định lượng lô hàng chắc chắn vi phạm nhưng cũng không dám tạm giữ vì thiếu… kho lạnh bảo quản, đành để lưu thông ra thị trường và lưu “lý lịch” chủ hàng để xử lý những lần sau.

Để giải quyết nỗi bức xúc này, cần sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ. Cần thiết phải có thiết bị kiểm tra định lượng nhanh, chính xác và đầu tư hệ thống kho lạnh bảo quản hàng bị tạm giữ trong thời gian đợi kiểm nghiệm. Về căn cơ thì cần kiểm soát được cơ sở nuôi trồng nhằm tránh nhiễm độc từ nguồn. Tuy nhiên, các giải pháp này không thể ngay lập tức thực hiện được. Do đó, muốn bảo vệ mình, người tiêu dùng chỉ còn cách tuân theo các hướng dẫn trong việc lựa chọn, sơ chế và chế biến nông sản thực phẩm tươi sống nhằm loại bỏ tối đa các chất độc (nếu có) trước khi chúng được đưa lên bàn ăn. 

Ngọc Ánh

    nguồn: nld.com.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ