Đắk Lắk: Hàng trăm hộ dân tự nguyện di dời đến nơi ở mới
13:29 | 28/03/2023
Dự án Hồ chứa nước Krông Pách thượng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và khởi công xây dựng vào năm 2011 với tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh trên 4.400 tỷ đồng.
Với sức chứa nước khổng lồ của lòng hồ và khả năng tưới tiêu lớn, hồ chứa nước Krông Pách thượng đã và đang hứa hẹn giúp người dân phía Đông của tỉnh Đắk Lắk phát triển kinh tế.
Khu tái định cư.
Hứa hẹn tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Các huyện M’Drắk, Ea Kar, Krông Bông, Krông Pắc nằm ở phía Đông của tỉnh Đắk Lắk, trước đây luôn phải đối mặt với tình hình hạn hán, lũ lụt xảy ra, hoạt động sản xuất, đời sống của người dân gặp không ít khó khăn. Nhất là tình trạng khô hạn kéo dài khiến nhiều diện tích cây trồng bị mất trắng, nước sinh hoạt của người dân bị thiếu nghiêm trọng.
Trước thực trạng đó, năm 2009, Dự án Hồ chứa nước Krông Pách thượng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và khởi công xây dựng vào năm 2011 với tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh trên 4.400 tỷ đồng. Với sức chứa nước khổng lồ của lòng hồ và khả năng tưới tiêu lớn, hồ chứa nước Krông Pách thượng đã và đang hứa hẹn thúc đẩy ngành nông nghiệp nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung ở các địa phương phía Đông của tỉnh phát triển.
Hàng trăm hộ dân tự nguyện di dời đến nơi ở mới.
Dự án đi qua địa bàn các huyện Krông Pắc, Ea Kar, Krông Bông và M’Drắk. Về quy mô, Dự án gồm hai công trình: hồ chứa nước Krông Pách thượng là công trình chính, có dung tích 122,69 triệu m3 và công trình hồ chứa nước Ea Rớt là công trình phục vụ tưới và khu di dân tái định cư, với dung tích 18,53 triệu m3. Công trình có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 14.900 ha đất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 73.000 người.
Tại huyện M'Drắk dự án ảnh hưởng đến 2 xã gồm: thôn 8, 9, 10, 11 xã Cư San 702 hộ (chưa tính hộ xâm canh), diện tích 580 ha và tại thôn 5 xã Krông Á diện tích phải thu hồi 170 ha. Nguồn gốc đất đai chủ yếu do đồng bào dân tộc thiểu số di cư tự phát từ các tỉnh phía Bắc vào tự khai hoang, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng số hộ dân thuộc diện phải di dời đến khu tái định cư là 729 hộ, chủ yếu thuộc thôn 9, 10 và 11 (xã Cư San).
Các lực lượng hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi ở mới.
Để công tác giải phóng mặt bằng Dự án Hồ chứa nước Krông Pách thượng hoàn thành đúng tiến độ đề ra, tỉnh Đắk Lắk đã bố trí hai khu tái định cư tại xã Cư Elang và Cư Bông (huyện Ea Kar), đây là những khu vực có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho người dân, đảm bảo được các tiêu chí theo quy định của Nhà nước về nơi ở tái định cư tốt hơn so với nơi ở cũ của người dân. Đồng thời, mỗi hộ dân khi tái định cư được cấp đất ở, đất sản xuất nhằm sớm ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình.
Nỗ lực di dời dân ra khỏi lòng hồ
Xác định công tác tuyên truyền vận động là nhiệm vụ quan trọng, trong thời gian qua huyện M’Drắk đã huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến thôn vào cuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức khác nhau, giúp người dân thay đổi nhận thức, đồng thuận di dời ra khỏi khu vực lòng hồ về khu tái định cư mới.
Ông Nguyễn Đức Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện M'Drắk (áo trắng) đang tuyên truyền vận động người dân di dời đến nơi ở mới.
Anh Giàng Seo Quang, một người dân sống khu vực lòng hồ chứa nước Krông Pách thượng cho biết, anh theo gia đình vào xã Cư San sinh sống từ năm 1997. Ở Cư San anh có 3 sào đất trồng cây Gió Trầm; gắn bó ở Cư San gần 27 năm, vừa rồi được chính quyền địa phương đến nhà tuyên truyền vận động gia đình chuyển về nơi ở mới.
Ngôi nhà của gia đình anh Giàng Seo Quang ở khu tái định cư.
Công tác giải phóng mặt bằng Dự án Hồ chứa nước Krông Pách thượng hoàn thành đúng tiến độ đề ra; cán bộ cũng đã chỉ ra những lợi ích của người dân khi Dự án hoàn thành; về nơi ở mới bà con sẽ có cuộc sống tốt hơn... Nghe cán bộ tuyên truyền vận động, bản thân thấy Nhà nước đã có chủ trương thì mình không thể chống được, mình phải đi sớm để ổn định cuộc sống.
“Tôi là người đầu tiên xung phong đi đến khu tái định cư mới. Tôi đã ổn định cuộc sống ở khu tái định cư mới được gần 1 năm. Bên này đất đai bằng phẳng, đường xá đi lại rất thuận lợi, có trường học, có chợ và ra trung tâm gần hơn. Cơ sở vật chất bên này cũng khang trang hơn, đường xá đi lại thuận tiện hơn nơi ở cũ nên tôi đã vận động 70 hộ dân di dời đến nơi ở mới”, anh Giàng Seo Quang phấn khởi.
Anh Ma Văn Thành đang dựng nhà trên khu tái đạnh cư.
Anh Ma Văn Thành cũng cho biết, gia đình anh có 2 ha đất ở Cư San; đến nơi ở mới gia đình anh được đền bù hơn 1 tỷ đồng và 1 sào đất ở khu tái định cư, trong đó có 400 m2 đất ở còn lại là đất vườn, chưa có đất sản xuất; chính sách đền bù cho gia đình chưa thỏa đáng lắm, nhưng anh nghĩ đến lợi ích chung thì mình phải chấp hành. Sang nơi ở mới thấy đất đai bằng phẳng, đường xá đi lại thuận tiện, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang hơn nơi ở cũ nên anh khuyên bà con nên về sớm ổn định cuộc sống.
Ông Nguyễn Đức Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện M'Drắk cho biết, Dự án Hồ chứa nước Krông Pách thượng sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ cung cấp nước tưới cho gần 15.000 ha đất nông nghiệp, tạo nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 73.000 hộ dân; cắt giảm lũ, phòng, chống úng cho hạ du, tạo cảnh quan du lịch, nuôi trồng thủy sản… cho 4 huyện, gồm: M’Drắk. Krông Bông, Ea Kar và Krông Pắc.
Lãnh đạo huyện M'Drắk thăm hỏi người dân xây dựng nhà khu tái định cư.
Trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng được nhà nước quan tâm, đến thời điểm này các phương án đền bù huyện đã đảm bảo đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho người dân. Hai khu tái định cư, điều kiện cơ sở hạ tầng tốt hơn rất nhiều; qua vận động có gần 300 hộ đã di dời về khu tái định cư, xã Cư Elang và Cư Bông. Hiện vẫn còn hơn 400 hộ dân tại xã Cư San chưa di dời ra khỏi lòng hồ.
“Hiện huyện M'Drắk vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các hộ dân tự giác tháo dỡ, di dời sang nơi ở mới. Theo kế hoạch, công tác di dời phải thực hiện xong trước ngày 30/4/2023. Trong trường hợp tuyên truyền vận động không được, các hộ cố tình không chấp hành buộc chính quyền địa phương phải thực hiện cưỡng chế theo quy định”, ông Nguyễn Đức Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện M'Drắk nhấn mạnh.
THANH NGA
Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/dak-lak-hang-tram-ho-dan-tu-nguyen-di-doi-den-noi-o-moi-5713403.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Gia Lai: Xe khách đâm vào nhà dân, ít nhất 7 người thương vong (03/04/2023)
- Kích hoạt hơn 50.000 tài khoản định danh điện tử theo Đề án 06 (02/04/2023)
- Phát hiện nhiều điểm đấu nối trái phép trên các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh (30/03/2023)
- Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 47-06D hoạt động trở lại từ ngày 29/3/2023 (29/03/2023)
- Có đất thổ cư nhưng không được làm nhà: Sớm tháo gỡ cho người dân (28/03/2023)
- Chuyển 3 đoạn, tuyến đường huyện thành đường tỉnh (27/03/2023)
- Xác định nhóm người phát bóng bay nghi làm hàng chục học sinh ngộ độc (24/03/2023)
- Giải phóng mặt bằng Dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột: "Chìa khóa" dân vận ở Ea Kar (24/03/2023)
- Nhóm thanh niên trèo lên tượng đài chụp ảnh gây bức xúc (24/03/2023)
- Vụ 2 học sinh bị thương nặng sau vụ nổ lớn: 1 em đã tử vong (23/03/2023)
- Những bất thường trong vụ hàng chục học sinh ngộ độc sau khi nhận bóng bay của người lạ (23/03/2023)
Đắk Lắk đề nghị các địa phương hỗ trợ truyền thông về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
UBND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (Lễ hội).
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hứa hẹn có nhiều điểm mới, đặc sắc tại Lễ khai mạc và Lễ hội đường phố
- Xét chọn doanh nghiệp thực hiện truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn
- Góp ý các dự thảo truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 06/01 đến ngày 12/01/2025
- Bất an với giá đỗ ngâm hoá chất
- Tạm giam vợ chồng chủ doanh nghiệp lập 2 hệ thống sổ sách kế toán
- Lời khai quan trọng của nhóm đối tượng bán gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm
- Giá cà phê hôm nay 28-12: Nhà đầu tư chốt lời, kéo giá giảm mạnh
- UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo "nóng" vụ gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm
- Dự báo top 5 ngành nghề "hái ra tiền" trong năm 2025
- Mua giá đỗ ngâm hóa chất ở Bách Hoá Xanh, người dân có đòi được quyền lợi?
- Phản ứng của nhiều siêu thị sau vụ giá đỗ trong Bách Hóa Xanh nhiễm chất độc
- Giá điện điều chỉnh 2 tháng/lần: Ổn không?
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN