Thầy giáo trẻ hết lòng vì học sinh thân yêu
13:50 | 26/11/2024
Tốt nghiệp ngành Sư phạm âm nhạc, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang vào năm 2009, thầy giáo trẻ Y Sen Niê (SN 1987) được phân công về công tác tại Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân - ngôi trường vùng sâu,...
... vùng xa của xã Cư San, huyện M’Drắk. Đến năm 2017, thầy Y Sen được luân chuyển về giảng dạy tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, xã Cư Króa (huyện M’Drắk) cho đến nay.
Đến năm 2017, thầy Y Sen được luân chuyển về giảng dạy tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, xã Cư Króa (huyện M’Drắk) cho đến nay.
Khi công tác tại Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, thầy Y Sen và các thầy cô giáo nơi đây gặp vô vàn khó khăn. Ngôi trường nằm biệt lập trong vùng đồng bào dân tộc H'mông, không có điện, thiếu nước sinh hoạt, cơ sở vật chất dạy học hết sức thiếu thốn. Còn Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, nơi thầy Y Sen công tác hiện nay thì có 3 điểm trường cách xa nhau gần 40 km. Điểm chung của hai ngôi trường này là học sinh dân tộc thiểu số (chủ yếu dân tộc H'mông) chiếm 80 - 99%; nhiều em chưa thạo tiếng phổ thông. Đường đến trường lầy lội vào mùa mưa, bụi mịt mù vào mùa khô. Khó khăn là vậy, song thầy Y Sen và các thầy cô giáo nơi đây vẫn ngày đêm tận tụy, hết lòng giảng dạy học sinh.
Thầy Y Sen cùng học trò trồng cây xanh cho trường
Là giáo viên âm nhạc kiêm Tổng phụ trách Đội, ngoài các kiến thức chuyên môn theo chương trình giảng dạy chung, thầy Y Sen luôn tìm tòi, sáng tạo trong vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi vào dạy học âm nhạc; truyền lửa đam mê văn hóa truyền thống cho học sinh thông qua việc tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực, âm nhạc, các tập tục, lễ hội, trang phục truyền thống của các dân tộc. Vì vậy, các tiết học luôn sinh động, cuốn hút. Để ươm mầm tài năng âm nhạc cho học sinh vùng sâu, thầy Y Sen đã thành lập đội văn nghệ của trường nhằm tập hợp các em học sinh có năng khiếu về âm nhạc, múa hát. Dưới sự dẫn dắt của thầy, nhiều học sinh đoạt giải cao trong các cuộc thi, liên hoan văn hóa, văn nghệ do tỉnh, huyện, ngành giáo dục tổ chức.
Giảng dạy ở vùng sâu, dù gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn song theo thầy Y Sen, những khó khăn ấy không là gì so với hoàn cảnh của nhiều học sinh. Thầy đã chứng kiến không ít những câu chuyện rơi nước mắt của học trò nghèo kiên trì tới lớp. Thầy Y Sen chia sẻ: “Ở những điểm trường vùng đồng bào dân tộc H'mông, học sinh rất khó khăn, có khi các em phải đi bộ vài cây số đường rừng tới trường. Học cả ngày nên các em mang cơm tới để ăn trưa, cơm chỉ có muối vừng, rau đắng. Mùa đông giá rét, có những em chỉ có hai cái áo sơ mi để mặc, vừa ngồi trong lớp vừa run...".
Thầy Y Sen tổ chức các trò chơi cho học sinh
Trước những hoàn cảnh ấy, thầy Y Sen chủ động cùng với cán bộ, giáo viên trong trường làm "cầu nối" vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí, đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tính từ năm học 2020 - 2021 đến nay, các điểm trường thôn 7, thôn 9 của Trường Tiểu học Lê Quý Đôn đã tiếp nhận hàng nghìn suất quà, trang thiết bị học tập và vui chơi, tổng trị giá trên 400 triệu đồng từ các đoàn từ thiện trao tặng. Đặc biệt, với những nỗ lực vượt khó của thầy và trò vùng sâu, năm học 2023 - 2024, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn được đơn vị Lữ đoàn Đặc công 198, Binh chủng Đặc công đầu tư kinh phí 2,2 tỷ đồng xây dựng công trình nhà hiệu bộ gồm: 5 phòng chức năng, có diện tích xây dựng 210 m2, quy mô nhà cấp 4; sân trường lát gạch diện tích hơn 300 m2 và thiết bị phụ trợ, góp phần xây dựng môi trường học tập tốt nhất cho học sinh vùng sâu, vùng xa.
Với nỗ lực trong công tác, nhiều năm liền thầy Y Sen Niê đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện; được nhận nhiều bằng khen, giấy khen trong các phong trào Đoàn, Đội, có nhiều đóng góp cho phong trào văn hóa văn nghệ ở địa phương. Nhưng với thầy, phần thưởng cao quý nhất chính là sự trưởng thành của học sinh và tình cảm trân trọng, yêu quý của học trò dành cho thầy cô.
Mỹ Sự
Bài viết gốc: https://baodaklak.vn/giao-duc/202411/thay-giao-tre-het-long-vi-hoc-sinh-than-yeu-a2e00b9/
Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”
CÁC TIN KHÁC
- Siết quy trình ra đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (28/11/2024)
- Giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm: Có giảm cơ hội đỗ đại học của thí sinh? (27/11/2024)
- Dự thảo quy chế tuyển sinh mới: Trường ĐH bị tác động mạnh (27/11/2024)
- Đào tạo nhân lực để bắt kịp xu hướng (27/11/2024)
- Xây dựng “hệ sinh thái số” trong trường đại học (26/11/2024)
- Tuyển sinh đại học năm 2025: Siết quy định xét học bạ và xét tuyển sớm (26/11/2024)
- Không cấm dạy thêm nhưng cần quản lý minh bạch (25/11/2024)
- Cách nào bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng? (25/11/2024)
- Giá trị thực của chứng chỉ ngoại ngữ (25/11/2024)
- Hạn chế cộng điểm ưu tiên để công bằng khi vào đại học (25/11/2024)
- Điều chỉnh phương thức xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2025 (25/11/2024)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Giá cà phê hôm nay 3-12: Rớt giá khủng khiếp như bong bóng vỡ
- Giá cà phê hôm nay 5-12: Bật tăng trong bất ngờ
- Giá cà phê hôm nay 4-12: Giá lại giảm mạnh, có nên bán tháo?
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Bộ Y tế: Không đầu cơ, tăng giá thuốc trong dịp Tết 2025
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 27 (mở rộng): Tập trung triển khai thực hiện 4 nhiệm vụ lớn trong năm 2025
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tuỳ thân theo quy định
- Bị chấm dứt hợp đồng lao động do "Gây dư luận xấu"
- Huyện Krông Bông: Phức tạp tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép
- ĐÓN GIÁNG SINH – RINH ƯU ĐÃI CÙNG HYUNDAI ĐẮK LẮK!
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN