A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Toàn tỉnh có 622 trường học đạt chuẩn quốc gia

15:47 | 26/01/2024

Sáng 26/1, Sở GD-ĐT tổ chức Hội nghị sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II, năm học 2023-2024.

Năm học 2023-2024, trên địa bàn tỉnh có 1.002 trường từ mầm non đến THPT; 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và 15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. Toàn tỉnh có 493.832 học sinh từ mầm non đến THPT; 8.693 học viên Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; 344 sinh viên Cao đẳng sư phạm.

h
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Trong học kỳ I, toàn ngành giáo dục đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra.

Cụ thể, 100% trẻ em mầm non ra lớp được học 2 buổi/ngày; 100% thôn, buôn có có trường, lớp mẫu giáo; tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,98% (100% kế hoạch); trẻ 11 tuổi vào lớp 6 đạt 96,85% (tăng 4,12% so với kế hoạch).

Trên địa bàn tỉnh có 120 trẻ mầm non khuyết tật học hòa nhập, 2.000 học sinh tiểu học khuyết tật được ra lớp học hoà  nhập, 100% học sinh khuyết tật ra lớp được đánh giá có tiến bộ.

Hệ thống trường, lớp học tiếp tục phát triển, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư đồng bộ, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 74,69%. Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn được nâng lên. Đến nay, Đắk Lắk có 622/1021 trường học đạt chuẩn quốc gia (60,09%), vượt chỉ tiêu được giao (kế hoạch 58%).

h
Giám đốc Sở GD-ĐT Phạm Đăng Khoa phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh đó, ngành giáo dục triển khai thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình. Tích cực triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học, trong cải cách hành chính. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ. Trong đó, phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi đạt chuẩn; phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn mức độ 2, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt chuẩn mức độ 1; tỉnh được công nhận đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ I. 

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác giáo dục vẫn còn gặp một số khó khăn như: thiếu phòng học ở cấp mầm non và tiểu học; thiếu giáo viên dạy Tin học, Ngoại ngữ cấp tiểu học và các môn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; thừa, thiếu giáo viên cục bộ giữa các môn học. Vẫn xảy ra tình trạng bạo lực học đường, học sinh đuối nước…

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục của các đơn vị; đồng thời thảo luận, đánh giá những kết quả đạt nổi bật cũng như tồn tại, hạn chế chủ yếu trong công tác quản lý giáo dục các cấp học…

h
Đại biểu nêu ý kiến trao đổi tại hội nghị.

Học kỳ II năm học 2023-2024, ngành GD-ĐT tiếp tục chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp hoàn thành năm học theo đúng kế hoạch; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tiếp tục thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo hoạt động giáo dục; huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục; tiếp tục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo chất lượng, hiệu quả; thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà các cấp học phổ thông, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo…

Huyền Diệu

Bài viết gốc: https://www.baodaklak.vn/xa-hoi/202401/toan-tinh-co-622-truong-hoc-dat-chuan-quoc-gia-3400939/

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ