A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

"Gập ghềnh" con đường xây dựng nông thôn mới ở Cư Drăm

13:53 | 05/09/2019

Xã Cư Drăm (huyện Krông Bông) hiện có 1.818 hộ với 9.741 khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 84%, trong đó dân di cư ngoài kế hoạch chiếm 52%.

Sau 7 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay Cư Drăm mới đạt 7/19 tiêu chí, việc hoàn thành lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020 theo kế hoạch vẫn là bài toán nan giải đối với xã đặc biệt khó khăn này.

Đến nay, Cư Drăm mới đạt các tiêu chí: Quy hoạch; thủy lợi; bưu điện; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; y tế; hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội. Như vậy, xã còn phải phấn đấu hoàn thành 12 tiêu chí, trong đó có nhiều tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, bình quân thu nhập đầu người rất khó thực hiện.

Qua tìm hiểu cho thấy, trong số hơn 18 km đường liên thôn, đường nội vùng và trên 25 km đường giao thông nội đồng trên địa bàn xã thì hiện mới có hơn 70% đường liên thôn và đường nội vùng được bê tông và nhựa hóa. Để đạt được tiêu chí về đường giao thông, xã phải bê tông hoặc cứng hóa thêm 30 km đường nữa, tuy nhiên phần lớn các tuyến đường này hiện là đường đất có địa hình chia cắt ở những thôn đồng bào di cư ngoài kế hoạch.

Toàn xã có trên 2.300 ha đất canh tác nhưng mới chỉ có 3 công trình thủy lợi nhỏ, năng lực thiết kế tưới 121 ha song hiện mới chỉ đảm bảo tưới tiêu cho 81 ha, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương mới đạt 40%. Bên cạnh đó, xã Cư Drăm hiện mới có 1 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; 7/12 thôn, buôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; chợ nông thôn được xây dựng từ năm 1997 đến nay đã trong tình trạng chật chội, quá tải, không đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa cho người dân...

Một góc trung tâm xã Cư Drăm hiện nay.

Nông nghiệp chiếm trên 80%, các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ tuy gần đây tuy có phát triển song vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát. Thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền xã Cư Drăm đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng thu nhập cho người dân như: đẩy mạnh vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp song thu nhập bình quân đến nay mới chỉ đạt 17 triệu đồng/người/năm (trong khi theo tiêu chí chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 là 41 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm đến 41,2%...

Do đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nên việc huy động sự đóng góp của người dân để xây dựng hạ tầng nông thôn rất hạn chế. Bên cạnh đó, tình trạng dân di cư ngoài kế hoạch đến xã vẫn chưa dừng lại, từ 689 người năm 1996 đến nay đã tăng lên 5.060 người; các hộ dân này hầu hết ở những nơi xa xôi hẻo lánh, cách xa trung tâm xã từ 12 - 25 km, việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa và hạ tầng cơ sở ở những khu vực này vô cùng khó khăn.

Ngã ba buôn Chàm A, trung tâm xã Cư Drăm.

Có lẽ, để con đường xây dựng nông thôn mới ở xã Cư Drăm bớt “gập ghềnh”, địa phương cần tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch trong đề án xây dựng nông thôn mới, từng bước hình thành những vùng chuyên canh tập trung gắn với thị trường tiêu thụ, trong quá trình triển khai cần có lộ trình và bước đi cụ thể, thực hiện mục tiêu nào chắc mục tiêu đó.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến giao thông huyết mạch và cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho địa phương; có cơ chế thông thoáng thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế xây dựng các nhà máy sản xuất, chế biến cũng như tiêu thụ nông sản; mở rộng các dịch vụ giải quyết công ăn, việc làm tại chỗ cho lao động nhàn rỗi…

Mai Viết Tăng

    Nguồn: Báo Đắk Lắk Điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ