A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Hội thảo tham vấn về tác động của di cư đến sinh kế của một số dân tộc tại chỗ ở vùng lưu vực sông Sêrêpốk

14:20 | 23/11/2022

Ngày 23/11, Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới (Tropenbos Việt Nam) tổ chức Hội thảo tham vấn về “Tác động của di cư đến sinh kế của một số dân tộc tại chỗ ở vùng lưu vực sông Sêrêpốk, Đắk Lắk”.

Tham gia hội thảo có 30 đại biểu là đại diện các phòng ban, hội đoàn thể, lãnh đạo các xã và người dân tại 2 huyện Lắk và Krông Bông.

Các đại biểu được nghe chuyên gia chia sẻ về tổng quan về di cư ở Việt Nam và Tây Nguyên; kết quả nghiên cứu “Di cư ở vùng lưu vực sông Sêrêpốk tỉnh Đắk Lắk và tác động của chúng đến tài nguyên thiên nhiên, sinh kế của đồng bào M’Nông, Êđê trong vùng”; những câu chuyện điển hình về tác động của di cư đến cuộc sống của cộng đồng M’Nông và Êđê, và các khuyến nghị từ nghiên cứu…

Các đại biểu tham dự hội thảo

Ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, sau năm 1975 đã thu hút số lượng lớn người di cư theo kế hoạch của Chính phủ và cả người di cư tự do. Xét theo quy mô, tính chất và xu hướng… đây là một cuộc di cư hiếm gặp ở các nước trong khu vực và trên thế giới.

Từ sau năm 2005, việc di cư theo kế hoạch để xây dựng vùng kinh tế mới không còn, song di cư tự do vẫn tiếp diễn. Những người di cư này chủ yếu tìm điều kiện canh tác nông nghiệp tốt hơn. Đến nay, khi nguồn đất hoang hóa đã cạn, việc bảo vệ rừng có hiệu quả hơn, dòng di cư tự do mới giảm.

Di cư đã bổ sung nguồn lao động lớn, nhưng làm thay đổi, ảnh hưởng xấu thực trạng sử dụng đất, độ che phủ rừng, từ đó tác động đến cơ chế quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ở địa phương. Lối khai thác tận diệt, nhất là trong săn bắn của những người di cư tự do đã làm suy kiệt tài nguyên rừng. Thiết chế quản lý tài nguyên rừng theo truyền thống của các dân tộc tại chỗ cũng bị thay đổi.

Các nhà chuyên môn khuyến nghị cần hạn chế tối đa, tiến tới xóa bỏ tình trạng di cư tự do; Giảm tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng bằng đổi mới, sửa đổi, bổ sung chính sách đất đai, thể chế quản lý tài nguyên rừng và tăng nguồn lực sinh kế cho các dân tộc tại chỗ; Tăng nguồn lực sinh kế bằng xây dựng kế hoạch sử dụng đất và giao đất, giao rừng cho người dân, cộng đồng để quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất...

Thùy Dung

Bài viết gốc: https://www.baodaklak.vn/thoi-su/202211/hoi-thao-tham-van-ve-tac-dong-cua-di-cu-den-sinh-ke-cua-mot-so-dan-toc-tai-cho-o-vung-luu-vuc-song-serepok-5102933/

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ