A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Năm 2019: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 7%

14:18 | 21/12/2018

Sáng ngày 20/12, tại Hà Nội, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) tổ chức Hội thảo Tổng quan thị trường tài chính Việt Nam 2018 nhằm cung cấp thông tin và thảo luận, phân tích về bức tranh tổng quan thị trường tài chính Việt Nam 2018.

Kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng trong năm 2018.

Động lực tăng trưởng từ 2 khu vực

Theo ông Trương Văn Phước - quyền Chủ tịch NFSC, kinh tế Việt Nam có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trên 7% trong năm 2019, đồng thời lạm phát có thể chỉ ở mức 3,6% - tương đương mức lạm phát năm nay và thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua.

NFSC cho rằng kinh tế Việt Nam ít nhiều chịu tác động bởi yếu tố quốc tế biến động khó lường như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, nếu tiếp tục cải cách thể chế và môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn nhằm gia tăng đầu tư tư nhân; thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu kinh tế... sẽ duy trì được đà tăng trưởng tốt. Nhìn lại chặng đường kinh tế vừa qua, NFSC cho rằng, năm 2018, kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chững lại, thương mại tăng trưởng chậm hơn dự báo chủ yếu do căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng cao hơn năm 2017 do giá dầu bình quân tăng trên 30%.

Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,9% - 7%. “Đây là mức cao nhất 10 năm trở lại đây nhờ vào động lực chính là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành dịch vụ” - NFSC đánh giá. Nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì và củng cố. Lạm phát được kiểm soát dưới mức 3,6%, lạm phát cơ bản duy trì ổn định dưới 1,5%. Các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo: Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư cao, nợ công và cân đối ngân sách được kiểm soát đảm bảo các mục tiêu Quốc hội đề ra.

Bên cạnh đó, nền tảng tài chính tiếp tục được củng cố, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trong năm 2018, ngành ngân hàng có sự tăng trưởng tốt về mọi mặt, như tổng tài sản của toàn hệ thống đạt 14 triệu tỷ đồng, thanh khoản hệ thống được đảm bảo, lãi suất và tỷ giá ổn định. Trong khi đó, thị trường chứng khoán cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô với mức vốn hóa thị trường đạt 75% GDP, vượt chỉ tiêu đề ra của năm 2020.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Phát triển, giảng viên chính sách công của Đại học Fulbright Việt Nam phân tích, động lực tăng trưởng đến từ 2 khu vực chính là công nghiệp chế biến và dịch vụ. “Nếu như năm 2017, Việt Nam phụ thuộc vào điện thoại và thiết bị điện tử với tốc độ tăng trưởng 20-30% thì nhóm ngành này chỉ tăng khoảng 11% trong 11 tháng năm 2018. Động lực cho sự tăng trưởng thay vào đó lại đến từ những ngành hưởng lợi từ chính sách để thay thế hàng nhập khẩu, như sản xuất ôtô và dược phẩm” - ông Thành nói.

Tỷ giá sẽ ít biến động

Tại cuộc hội thảo, một vấn đề quan tâm được đặt ra là tỷ giá trong nước sẽ biến động như thế nào sau tuyên bố nâng lãi suất cho vay qua đêm giữa các ngân hàng Mỹ thêm 0,25%, lên mức khoảng 2,25-2,5% của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).

PGS.TS Lê Trọng Thành - thuộc Hội đồng khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội phân tích, nguyên nhân FED tự tin tăng lãi suất mới đây là do nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ấn tượng năm 2018. Và thực tế nền kinh tế Mỹ phục hồi rất nhiều thông qua dự luật về thuế, với nới lỏng tài khóa, ngân sách nên kinh tế Mỹ được hỗ trợ nhiều về tăng trưởng nên Chính phủ Mỹ và FED tự tin trong câu chuyện tăng lãi suất.

“Hiện có nhiều dự báo nhưng theo tôi ít tác động đến tỷ giá VND. Song tôi nghĩ chúng ta nên thận trọng với các đồng tiền khác giao dịch với Việt Nam, nhất là quan hệ CNY – VND. Còn tổng quát kinh tế vn 2018 ta thấy xu hướng tăng trưởng ấn tượng, kiểm soát lạm phát tốt. Tôi tin tăng trưởng GDP cao, kiểm soát lạm phát tốt thì tỷ giá không đáng lo vào cuối năm - ông Thành nhận định.

Ông Hoàng Công Tuấn - Trưởng ban nghiên cứu, Ban Kinh tế vĩ mô Công ty chứng khoán MBS bói rằng, động thái tăng lãi suất của FED không bất ngờ, đó là động thái tăng lãi suất mà FED đã vạch ra và thông báo cho thị trường từ trước. Bản thân các nhà kinh tế đã kỳ vọng.

“Tỷ giá trong nước vừa qua là một điểm sáng, dù các quốc gia trong khu vực đều mất giá đồng nội tệ 5-9%  nhưng Việt Nam năm qua chỉ giảm 2,6% . Có được điều này là xuất phát từ 2 yếu tố: Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế  và hơn nữa là cung cầu USD thuận lợi. Cập nhật mới nhất là dự trữ ngoại hối đang ở mức gần 64 tỷ USD,  nền kinh tế USD không thiếu nên tác động tỷ giá không nhiều” - ông Tuấn nói.

Thuý Hằng

    Nguồn: daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ