A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tăng thuế suất bảo vệ môi trường đối với xăng dầu: Doanh nghiệp và người tiêu dùng lo

13:32 | 14/03/2015

Theo giới chuyên gia kinh tế, dù trực tiếp hay gián tiếp thì tăng thuế môi trường đối với xăng dầu sẽ tác động vào giá bán lẻ. Điều này vô hình chung cản trở doanh nghiệp vực dậy và phát triển.

Người tiêu dùng lo xăng tăng giá vì tăng thuế môi trường
Ảnh: S. XANH
 
Thuế môi trường tác động thẳng vào giá xăng
 
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, không nên tăng thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu để bù đắp vào khoản hụt ngân sách. Bên cạnh đó không ít ý kiến bày tỏ thắc mắc về việc tăng loại thuế này để cải thiện môi trường. Câu hỏi đặt ra,  lộ trình thu và kế hoạch cụ thể trong việc giảm thiểu tác động của môi trường là như thế nào, cần có kế hoạch cụ thể, minh bạch.
Trong khi dư luận đang lo lắng, thời gian tới giá xăng sẽ được đẩy lên cao vì thuế môi trường vừa được quyết định tăng 300% thì một số bộ, ngành lại cam kết, thuế môi trường tăng nhưng giá xăng chắc chắn không tăng. Theo Bộ Tài chính, thuế nhập khẩu xăng dầu là 35%, trong khung 40%, tức là còn vênh 5% để hài hòa lợi ích nhà nước, DN và người dân. Riêng thuế suất bảo vệ môi trường, khung quy định từ 1.000 – 4.000 đồng song nếu áp dụng mức thuế mới thì cũng chỉ dừng lại ở mức 3.000 đồng. Trường hợp, điều chỉnh thuế nhập khẩu từ mức 35% xuống 25% vẫn còn vênh cao hơn mức tăng thuế môi trường từ 1.000 – 3.000 đồng. Một tính toán khác minh chứng, số thu ngân sách bình quân sẽ giảm khoảng 28.253 tỷ đồng (thuế nhập khẩu giảm 25.162 tỷ đồng). Trong khi đó, việc tăng thêm 2.000 đồng thuế môi trường/lít xăng chỉ đem về nguồn thu trên 23.000 tỷ đồng. Với số thu trên thì việc tăng thuế môi trường không hề làm tăng giá xăng.
 
Ngày 12-3, trao đổi với phóng viên báo Đại Đoàn kết, TS. Lê Đăng Doanh khẳng định: "Chắc chắn giá xăng dầu sẽ bị tác động từ mức tăng thuế môi trường”. Ông Doanh cho rằng, cơ quan quản lý nên so sánh mặt bằng giá xăng dầu của Việt Nam với các nước để thấy giá xăng dầu Việt Nam cao hay thấp chứ không so với giá hiện tại. Đồng quan điểm trên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: "Dù tăng trực tiếp hay gián tiếp thì thuế môi trường đều tác động lên giá thành xăng dầu bán lẻ. Bởi vì thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu là những loại thuế nằm trong cơ cấu giá bán xăng dầu”.  
Liên quan đến ý kiến tăng thuế môi trường để bù vào nguồn thu ngân sách bị hao hụt, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, số tiền thu thêm từ việc tăng thuế môi trường giúp bù đắp khoảng 84% khoản hụt ngân sách do giảm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, không nên tăng thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu để bù đắp vào khoản hụt ngân sách. Bên cạnh đó không ít ý kiến bày tỏ thắc mắc về việc tăng loại thuế này để cải thiện môi trường. Câu hỏi đặt ra,  lộ trình thu và kế hoạch cụ thể trong việc giảm thiểu tác động của môi trường là như thế nào, cần có kế hoạch cụ thể, minh bạch. 
 
DN và người tiêu dùng lãnh đủ
 
Thuế nhập khẩu xăng dầu giảm, DN nhập khẩu được hưởng lợi. Thuế môi trường tăng, đối tượng phải hứng chịu lại chính là đại bộ phận người tiêu dùng vì mọi thứ thuế đều được cơ cấu trong giá bán lẻ. Các chuyên gia cảnh báo, lạm phát ở Việt Nam là con ngựa bất kham nên đừng vì thấy chỉ số giá tiêu dùng giảm trong mấy tháng qua mà tăng giá, tăng thuế các mặt hàng thiếu yếu. "Tăng thuế môi trường trong thời điểm này gây bất lợi cho DN. Ở các nước khi giá xăng dầu giảm họ cũng không tăng thuế suất môi trường nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước. Ở Việt Nam hoàn toàn ngược lại, giá bán xăng dầu vừa cao vừa tăng thuế môi trường”, ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế phàn nàn. 
 
Theo ông Doanh, năm 2015 hội nhập sâu rộng với thuế suất nhập khẩu bằng 0% nhưng điện tăng 7,5%, giá xăng lên 1.600 đồng/ lít cộng với 3.000 đồng/lít thuế môi trường thì DN không thể hội nhập nổi. DN hội nhập kiểu gì khi hàng hóa các nước tràn vào với mức thuế không thể thấp hơn, còn chi phí sản xuất trong nước lại chồng chất lên cao vì hàng loạt thuế, phí. 
 
Nhiều quan điểm cho rằng, trong khi sức mua còn yếu, sản xuất còn khó khăn thì hạn chế tăng thuế các mặt hàng, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Không tăng giá các mặt hàng là một trong những phương án tạo thêm cơ hội cho DN phục hồi sản xuất, phát triển kinh doanh. Từ đó, DN có thể đóng thuế nhiều hơn, kinh tế sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn. 
 
Theo Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu giảm và giá các mặt hàng khác ổn định đã tác động tích cực đến tiêu dùng nội địa. Đơn cử, trong 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 10,7% (cùng kỳ chỉ tăng 6,2%). Nếu như trước đây, giá đầu vào liên tục tăng mạnh và chênh lệch giữa chỉ số giá đầu ra và đầu vào luôn âm thì mức chênh lệch này đang duy trì ở mức dương trong 2 tháng đầu năm. Điều này chứng tỏ, giá xăng thấp đã tác động tích cực vào nền kinh tế. 
 
Tâm Luân

    nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ