A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Xuất khẩu nông sản: Ấn tượng và mối lo

04:34 | 15/05/2013

Gia nhập WTO, Việt Nam trở thành nền kinh tế có độ mở cao, phải đối mặt trực tiếp với những biến động từ bên ngoài. Trong khó khăn, bất ổn vĩ mô, nông nghiệp luôn là cứu cánh của nền kinh tế.

Năm 2012, ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và xuất khẩu đạt 27, 54 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu chiếm 54,5% giá trị toàn ngành, 4 cây trồng xuất khẩu từ 1, 5 tỷ đến 3, 75 tỷ USD đã góp phần quan trọng vào cải thiện tình trạng nhập siêu cả nước.

Sự liên kết giữa ngân hàng và các nhà sản xuất, kinh doanh  nông sản mở ra hướng phát triển mới của xuất khẩu nông sản. Ảnh: Huyền Trâm

Khác với sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ liên tiếp nhập siêu; nông nghiệp là ngành duy nhất xuất siêu đạt mức kỷ lục hơn 10, 6 tỷ USD trong năm 2012. Đóng góp lớn nhất vào xuất khẩu trong năm là lĩnh vực thủy sản (6, 13 tỷ USD); xuất khẩu cà phê đạt kim ngạch hơn 3, 74 tỷ USD; lúa gạo có bước đột phá đạt tổng trị giá 3, 7 tỷ USD. Trong nhóm xuất khẩu hơn 1 tỷ USD còn có cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, hạt điều và sắn; ngoài ra hồ tiêu, rau quả và chè cũng là những mặt hàng có nhiều triển vọng. 

Với lượng xuất khẩu hơn 1 triệu tấn thu về 2, 85 tỷ USD, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ 3 thế giới; hạt điều xuất khẩu đạt 1, 48 tỷ USD, ở thứ hạng dẫn đầu thế giới; sắn và sản phẩm từ sắn cũng thu về khoảng 1, 35 tỷ USD. Riêng hồ tiêu, tiếp tục giữ vị trí số 1, chiếm hơn 50% lượng hàng giao dịch toàn cầu.

Loại trừ gạo và hồ tiêu kim ngạch xuất khẩu có tốc độ gia tăng bình quân giai đoạn 2007-2012, cao hơn những năm trước; mặt hàng cao su, cà phê, hạt điều đều giảm trong cùng thời gian. Kim ngạch xuất khẩu suy giảm chủ yếu do giá nông sản thấp, còn tăng trưởng chủ yếu dựa vào gia tăng khối lượng xuất khẩu. Năm 2012, tổng giá trị nông sản xuất khẩu tăng 10% so với năm 2011. Trong đó, gạo tăng 13,9% về lượng, nhưng kim ngạch chỉ tăng 2,1%. Tương tự, cà phê xuất khẩu tăng 40,3%, giá trị tăng 36%; hạt điều tăng 25,3%, kim ngạch tăng 0,7%; còn cao su tăng 25,4%, nhưng kim ngạch lại giảm 11,7%.

Trong khi giá đầu vào sản xuất như phân bón, năng lượng, dịch vụ… tăng cao (hơn 10%) thì giá bán xuất khẩu nông sản lại giảm mạnh (âm 3%), thấp hơn so với mức trung bình. Gạo 5% tấm của Việt Nam năm 2012 đạt 530 USD /tấn, bằng 96% giá thế giới; cà phê Robusta đạt 89,5%, còn mủ cao su chỉ ở mức 80,7%.

Thu nhập trồng lúa có sự chênh lệch khá lớn theo quy mô sản xuất và giữa sản xuất với lưu thông, xuất khẩu. Trên diện tích 4, 2 triệu héc-ta đất lúa, có hơn 9 triệu hộ sản xuất; những hộ quy mô dưới 1ha, thu nhập bình quân đầu người từ lúa đạt 151 nghìn đồng /tháng; mức này ở những hộ sản xuất quy mô từ 1 đến 2 ha cao hơn 88%, hộ có từ 2 đến 3ha gấp 4, 3 lần và hộ hơn 3ha cao hơn 8, 6 lần. Lợi ích xuất khẩu chủ yếu mang lại cho thương lái và nhà kinh doanh. Trong thực tiễn sản xuất, hiệu quả xuất khẩu lúa gạo thấp hơn nhiều lần so với những cây trồng khác. 1ha đất lúa, giá trị gạo xuất khẩu dưới 2000USD (456,8USD/tấn). Ngược lại, 1ha đất trồng cà phê mang lại giá trị hơn 6.012USD. Tương tự, 1ha đất cao su đạt 3.132USD, hạt điều 4.549USD và hồ tiêu 13.593USD. Đáng quan ngại là hầu như diện tích cây trồng xuất khẩu đều đã quá ngưỡng quy hoạch cho năm 2015. Theo đó, diện tích lúa vượt 10,3%, cao su hơn 13,9%, hồ tiêu 11,3% và cà phê 13,1%.

Chính sách giá nông sản ít mang lại lợi ích cho người sản xuất; doanh nghiệp không mua trực tiếp nông sản từ nông dân nên rất khó bảo đảm mức lợi nhuận 30% cho người trồng lúa. Tương tự, chi phí sản xuất chưa tính hết các nhân tố cấu thành về lao động, phí thuê đất và lãi suất tiền vay của hơn 9, 3 triệu hộ dân ở những vùng khác nhau nên áp giá cùng một mức chi phí đã bộc lộ nhiều mặt không hợp lý.

Đi tìm nguyên nhân hạn chế tăng trưởng nông sản xuất khẩu; giới nghiên cứu, các nhà quản lý và sản xuất kinh doanh đều quan tâm đến hệ thống chính sách và những giải pháp thực thi cam kết WTO. Theo đó, chống bán phá giá, thực chất là hình thức bảo hộ trong nước đã trở thành nội dung quan trọng.

Gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân thủ cam kết quốc tế; cắt giảm thuế quan với hệ lụy cạnh tranh trong thế yếu của hàng nội địa là tác động trực tiếp và quan trọng nhất đối với nông sản xuất khẩu. Cam kết này buộc nhà sản xuất trong nước phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với hàng nhập khẩu, khi tỷ lệ bảo hộ thực tế mà hàng rào thuế quan tạo ra ngày càng thu hẹp. Bức tranh thực tế cho thấy, Việt Nam có xu hướng bảo hộ công nghiệp chế biến như lắp ráp xe /máy, gia công hàng dân dụng…; ít bảo hộ nông sản chưa qua chế biến và xuất khẩu khiến tiềm năng nông nghiệp càng khó phát huy. 

Phân tích hiện trạng nông nghiệp từ 2005 đến 2011 cho thấy, hệ số bảo hộ hữu hiệu (ERP) trước ngày gia nhập WTO (2005-2007) có xu hướng tăng dần (tiệm cận với bảo hộ danh nghĩa NRP). Ngược lại, sau khi gia nhập WTO lại giảm khá nhanh; đồng nghĩa với sản phẩm làm ra không được bảo hộ và dần mất đi lợi thế.

    Theo QĐND

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ