A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Giải pháp tăng giá trị xuất khẩu trái cây

14:13 | 24/04/2024

Trong quý I/2024, ngành hàng rau quả đã mang về cho Việt Nam gần 1,23 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.

Xoài Sơn La đã được xuất khẩu tại nhiều nước. Nguồn: Dân tộc và phát triển.

Địa phương vào cuộc

Được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều thành tích trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản, đặc biệt là trái cây, hiện nay Sơn La đã và đang triển khai các bước đi thận trọng, bài bản để kinh tế nông nghiệp phát triển ngày càng vững chắc. Trong đó, trọng tâm là tiêu thụ nông sản, nhất là trái cây.

Ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản và không để những vùng trồng tự phát gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; mục tiêu của Sơn La là nâng số lượng sản phẩm OCOP lên con số trên 200 sản phẩm vì sản phẩm OCOP đang là kênh tiêu thụ tốt.

Đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản, Sơn La đã xây dựng phương án hỗ trợ cho tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông sản, tiến tới tất cả các sản phẩm xuất khẩu đạt chính ngạch. Đồng thời, tỉnh xác định vùng trồng cho từng nhà máy chế biến, vùng trồng cho từng khu vực xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường trong nước, tránh tình trạng được mùa, mất giá khi vào vụ thu hoạch.

Tại Hà Nội, với diện tích trồng cây ăn quả 22.000ha, nhiều vùng trồng cây ăn quả đã đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo hướng an toàn. Nhờ vậy, không chỉ năng suất tăng, giá trị kinh tế cũng tăng cao, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Hà Nội, trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng các loại cây ăn quả của Hà Nội đạt 50.000 tấn; dự kiến cả năm có thể đạt tới hơn 200.000 tấn.

Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản phục vụ nhu cầu trong nước và tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho xuất khẩu đã trở thành mục tiêu được các địa phương trong cả nước hiện nay quan tâm. Nhờ sự liên kết để sản xuất, sản xuất áp dụng tiến bộ công nghệ ngay tại vùng sản xuất đã góp phần tăng giá trị cho xuất khẩu trái cây quý I/2024.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, do thị trường xuất khẩu mở rộng, quý I/2024, ngành hàng rau quả đã mang về cho Việt Nam gần 1,23 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2023. Có được thành quả này, theo ông Nguyên, sự chủ động từ các địa phương trong sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu xanh không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước của người dân, mà còn tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp (DN), đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ameii Việt Nam Nguyễn Khắc Tiến chia sẻ, từ đầu năm đến nay, số lượng đơn hàng xuất khẩu trái cây của công ty sang các thị trường: Mỹ, Nhật Bản, EU tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2023. Trái cây của Việt Nam có chất lượng tốt, mang hương vị riêng, là đặc sản mà nhiều quốc gia xuất khẩu khó cạnh tranh. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc với trên 1,4 tỷ dân sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng cho trái cây của Việt Nam bởi lợi thế về địa lý, nhiều nét tương đồng trong văn hóa ẩm thực.

Làm gì để giữ vững thương hiệu trái cây?

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, thời gian tới, Việt Nam sẽ có thêm 3 sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là dược liệu, dừa, hoa quả đông lạnh. Nếu tận dụng tốt cơ hội, năm 2024, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,5 - 7 tỷ USD.

Nhận định của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), một trong những yếu tố quan trọng đằng sau sự thành công của ngành xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam chính là sự cải tiến trong năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhờ vào việc áp dụng các công nghệ hiện đại, quản lý chất lượng nghiêm ngặt và việc đào tạo nông dân về phương pháp canh tác hiệu quả, nông sản Việt Nam không chỉ đạt được tiêu chuẩn quốc tế mà còn tạo được lòng tin từ phía các thị trường tiêu thụ.

Mặc dù vậy, theo Cục Trồng trọt, bên cạnh những thuận lợi, việc sản xuất, tiêu thụ trái cây vẫn gặp không ít khó khăn do diện tích trồng cây ăn quả ở một số địa phương còn phân tán, không tập trung, dẫn đến hạn chế cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức liên kết sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Để tháo gỡ khó khăn, Cục Trồng trọt khuyến nghị, DN và người dân cần liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm.

“Để đẩy mạnh xuất khẩu trái cây, đáp ứng quy định của nước nhập khẩu, cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát các vùng trồng, cơ sở đóng gói, nhằm kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu ngay từ khâu đầu vào, canh tác. Qua đó, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, gian lận trong sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu” - đại diện Cục Trồng trọt lưu ý.

Thực tế quản lý sản xuất và kiểm soát chất lượng hàng hóa là một phần không thể thiếu trong quá trình xuất khẩu. Các DN đã đặc biệt chú trọng vào việc đào tạo nông dân về các phương pháp canh tác an toàn và bảo vệ môi trường. Các cơ quan chức năng cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra và giám sát chất lượng hàng hóa từ giai đoạn sản xuất đến vận chuyển, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và vệ sinh công nghiệp.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để hướng tới phát triển nền kinh tế nông nghiệp, ngành chức năng cũng như địa phương cần tổ chức lại cấu trúc ngành hàng bền vững; tạo ra không gian để nông dân, DN cùng hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Phát triển chuỗi giá trị nông sản; liên kết chặt chẽ giữa các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm

anh-theo-box-bai-tren-7.jpg

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu rau quả 6,5 - 7 tỷ USD trong năm 2024, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, các địa phương cần tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sản xuất rải vụ thu hoạch; thiết lập mã số vùng trồng. Cùng với đó, gắn phát triển vùng trồng cây ăn quả với các cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm theo lợi thế của từng địa phương, quan tâm xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chứng nhận bảo hộ độc quyền thương hiệu hàng hóa tại Việt Nam cho các loại quả.

Khanh Lê

  Bài viết gốc: https://daidoanket.vn/giai-phap-tang-gia-tri-xuat-khau-trai-cay-10278136.html

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ