A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Thịt chó, mới quản “khúc đuôi”

09:40 | 20/01/2015

Giữa trộm chó, bẫy chó và những mẹt thịt chó bày ngoài chợ có liên quan không? Có đấy. Lỗ hổng lớn về quản lý giết mổ chó khiến người sử dụng không thể nào biết được sản phẩm thịt chó bày bán có phải từ chó bệnh, chó chết, chó bị bẫy thuốc.

 
Mua bán thịt chó chín ngoài chợ
 
Nhiều năm nay Bộ NN&PTNT mới có quy định liên quan đến giết mổ kinh doanh vận chuyển gia súc gia cầm. Mà gia súc có trâu, bò, dê, cừu, lợn, ngựa và một số loại gia súc khác làm thực phẩm. Gia cầm có gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, chim câu, chim cút và một số chim khác làm thực phẩm. Nhưng chó thì không. Mèo, chuột cũng vậy, đều chưa có quy định giết mổ bảo đảm vệ sinh thú y. 
 
Nhưng thịt của chó, mèo, chuột, đặc biệt thịt chó, vẫn là món khoái khẩu của nhiều người dân kể cả thành phố và nông thôn. Việc giết mổ đúng quy định là phải được cơ quan thú y có thẩm quyền thực hiện kiểm soát trước, trong và sau giết mổ, vì thế đã bỏ sót một số động vật trên, trong đó có chó. Vì thế, người tiêu dùng là những người đầu tiên phải chịu thiệt hại vì thực phẩm này không được kiểm soát từ gốc.
 
Mặc dù tình trạng giết mổ và kinh doanh chó ngày càng nhiều, nhưng theo các chuyên gia trong ngành, Bộ NN&PTNT chưa ban hành quy trình kiểm dịch, kiểm soát đối với loại động vật này là do nhiều tổ chức trên thế giới phản đối việc giết mổ chó để lấy thịt làm thực phẩm. Nó trái với quy định bảo vệ vật nuôi. Ngay cả một số quốc gia trong khu vực sử dụng nhiều thịt chó cũng không thể ban hành quy trình kiểm dịch, kiểm soát giết mổ chó. Do vậy, các lò giết mổ và điểm kinh doanh thịt chó ở ta luôn ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thú y, y tế.
 
Trong thời gian dài không rõ ràng giữa "lý thuyết và thực tiễn”, thịt chó vẫn bị thả nổi vì không có cơ sở pháp lý kiểm soát, kiểm dịch. Điều này gây nhiều bất lợi cho người tiêu dùng. Ở không ít địa phương, ngay đường cái quan, người thu mua ngang nhiên đặt những tấm bảng bên đường ghi rõ mua, bán chó, trong đó có mua cả chó đã chết. 
 
Cơ quan thú y địa phương cũng rất khó xử lý vì đây là vấn đề nan giải. Nghị định 119/2013/NĐ-CP chỉ quy định xử phạt đối với hành vi kinh doanh sản phẩm của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do đó muốn xử phạt thì phải lấy mẫu thịt chó chết đó gửi đi xét nghiệm có mầm bệnh nguy hiểm hay không, mới có thể xử lý được.
 
Gần tới dịp Tết, các hoạt động thu gom, vận chuyển mua bán chó để giết thịt ngày càng nhiều, khi dân ta có "tục” ăn thịt chó xả xui, giải đen… Trong các đoàn liên ngành hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm, cần phối hợp xử lý thì văn bản thiếu hoàn thiện. Không có quy định kiểm soát giết mổ nên thịt chó "thoát” luôn việc kiểm dịch!
 
Ngành Thú y nói không có quy trình kiểm soát giết mổ chó nên nhân viên không thể kiểm tra các lò mổ hoặc các quầy bán thịt chó. Có quận có sáu lò giết mổ chó nhưng cơ quan thú y hoàn toàn không biết nguồn chó nhập từ đâu, số lượng giết mổ mỗi ngày. Còn ngành Y tế cho biết có nhiều quán thịt chó đề nghị thẩm định để cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nhưng phía y tế bó tay. Bởi điều kiện quan trọng để được cấp giấy chứng nhận là thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng. Trong khi đó, thịt chó xuất xứ từ đâu chẳng ai nắm rõ nên không thể cấp giấy. Điều này gây ít nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng và cả các quán ăn.
 
Lỗ hổng về quản lý sản phẩm thịt chó có thể dẫn đến nhiều vụ ngộ độc liên quan đến thịt chó. Do thiếu luật, ngành y tế chỉ có thể vận dụng Thông tư 30 của Bộ Y tế về quản lý các dịch vụ ăn uống, để kiểm tra về bảo quản, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm…, nghĩa là chỉ quản lý "khúc đuôi” mà không quản lý khúc đầu là kiểm dịch, kiểm tra nơi giết mổ.
 
Mới đây trên một số mạng xã hội có sự tranh luận khá gay gắt liên quan đến "có nên ăn thịt chó”. Nhiều góc nhìn đa dạng cho thấy quan điểm sử dụng thực phẩm phụ thuộc vào thói quen, tập tục của mỗi người. Song khi nước ta chưa cấm sử dụng thịt chó làm thực phẩm như nhiều nước, việc quan trọng cấp thiết là phải đưa giết mổ, mua bán sản phẩm thịt chó vào quản lý. Không nên chỉ vì ngại "tập tục” nước mình "chưa hội nhập văn minh” mà để người dân chịu phập phù an toàn thực phẩm.
 
Trước hết cần quản lý chặt các điểm giết mổ chó, và cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm chính cần phối hợp liên ngành đưa ra biện pháp quản lý, đảm bảo sự an toàn về sức khỏe cho người tiêu dùng.
 
Ngọc Toán

    nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ