Thí điểm đào tạo trình độ 9 cộng 5: Khảo sát kỹ nhu cầu thị trường
14:15 | 22/10/2021
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến cho quyết định phê duyệt Đề án “Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS)” (gọi tắt là chương trình 9+5).
Các chuyên gia giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cho rằng đề án này phù hợp với xu hướng chung của thế giới, nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề.
Băn khoăn việc dạy văn hóa
Theo đó 10 ngành, nghề được thí điểm sẽ bao gồm: Công nghệ thông tin (CNTT, ứng dụng phần mềm), điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật máy lạnh - điều hòa không khí, quản trị mạng máy tính, thiết kế đồ họa, vẽ - thiết kế trên máy tính, hướng dẫn viên du lịch và diễn viên múa.
Theo Bộ LĐTBXH, cấu trúc của mô hình gồm 3 giai đoạn. Tổng thời gian đào tạo 5 năm. Trong mỗi giai đoạn, kiến thức văn hóa THPT có xu hướng giảm dần, ngược lại khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp được thiết kế theo xu hướng tăng dần. Kết thúc giai đoạn 3 (thời gian đào tạo 2 năm), nếu đáp ứng yêu cầu, người học được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục THPT, được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và được xét tốt nghiệp cao đẳng (CĐ).
Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THCS có xếp loại học lực từ trung bình khá trở lên. Người học có thể ra khỏi chương trình ở bất cứ giai đoạn nào và đều được ghi nhận, đánh giá bằng những chứng chỉ, văn bằng tương ứng để có thể tham gia vào thị trường lao động. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2022 - 2028.
Theo đề án, người học được miễn học phí khi tham gia mô hình này. Việc tổ chức đào tạo thí điểm sẽ tiến hành ở một số trường cũng đang thực hiện đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó, sẽ ưu tiên các trường đang đào tạo những ngành, nghề được lựa chọn thí điểm, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng.
Đồng tình với chủ trương này, TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội cho rằng, đề án mang nhiều ý nghĩa thực tiễn nhưng để thật sự đi vào cuộc sống lại phụ thuộc khá lớn vào Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).
Việc dạy các môn văn hóa cho học sinh tốt nghiệp lớp 9 THCS học nghề theo quy định của Bộ GDĐT hiện vẫn đang phụ thuộc vào các trung tâm giáo dục thường xuyên. Để các cơ sở GDNN tự giảng dạy và làm việc trực tiếp với các cơ quan quản lý các môn văn hóa này sẽ hiệu quả hơn.
Theo ông Ngọc, các cơ sở GDNN nên được trao quyền linh hoạt với các môn văn hóa trong thí điểm.
Chẳng hạn, nếu các em chọn học nghề liên quan đến công nghệ, kỹ thuật sẽ được học nhiều hơn các môn Toán, Lý, Hóa với những nội dung các em có thể ứng dụng sau này. Ngược lại, với các em theo hướng du lịch, dịch vụ có thể được tăng cường các môn xã hội như Văn, Sử, Địa…
Mục tiêu là nhân lực có kỹ năng nghề
Thống kê cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS. Thông thường các em sẽ học tiếp bậc THPT, tìm cửa thi vào đại học hoặc nghỉ học tham gia lao động khi chưa trang bị kỹ năng nghề nghiệp gì trong tay. Trong khi đó, công tác hướng nghiệp đặt ra đã nhiều năm nhưng khó đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, với những nút thắt được tháo dần từ chính sách đến sự năng động của các cơ sở đào tạo, cơ hội cho học sinh tốt nghiệp THCS có thể được vừa học nghề vừa học văn hóa đã mở ra.
Chương trình đào tạo cho cả trung cấp hoặc CĐ liên thông từ trung cấp cho học sinh tốt nghiệp THCS, thường được gọi nôm na là chương trình 9+5, được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho rất nhiều học sinh có thể học tập và đào tạo nghề từ rất sớm. Có thể nói đây là một trong những con đường phù hợp với nhu cầu đa dạng của nguồn nhân lực, góp phần giải được bài toán phân luồng sau THCS.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) đánh giá, Đề án của Bộ LĐTBXH được thực hiện khá công phu. Quá trình học từ sau lớp 9 lên CĐ được chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, sau 2 năm đầu sẽ hoàn thành bậc sơ cấp, 1 năm sau sẽ hoàn thành bậc trung cấp và 2 năm cuối sẽ hoàn thành bậc CĐ. Mô hình này cũng được một số nước phát triển đang triển khai.
Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng, theo tinh thần Đề án, mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu kỹ năng của thị trường lao động trong 5-10 năm tới, do đó trước khi xây dựng chương trình 9+5 (đào tạo trong 5 năm) cần phải khảo sát nhu cầu về thị trường lao động ở bậc CĐ ở một số nghề.
Đồng thời, để có thể đảm bảo tính khả thi của Đề án cần làm cho xã hội hiểu vì mục tiêu của đào tạo nhân lực có trình độ CĐ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động vì lợi ích của người học, cần tránh sự ngộ nhận phân luồng vì mục tiêu bằng cấp.
Trước băn khoăn, liệu học sinh mới tốt nghiệp THCS đi học nghề xong có được doanh nghiệp tuyển dụng, TS Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho hay, sau khi học xong chương trình trung cấp nghề, với những ngành nghề phổ biến, người học sẽ được doanh nghiệp tạo điều kiện, tuyển dụng theo quy định trong Bộ luật Lao động.
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp FDI chỉ tuyển người làm tốt nghiệp THPT để đào tạo kỹ năng 2-3 tháng mà không cần trình độ CĐ. Nhìn vào thực trạng ấy để thấy lực lượng lao động được đào tạo ở Việt Nam rất thấp.
Theo phân tích từ các chuyên gia, mặc dù là Đề án thí điểm nhưng khi thiết kế kèm với đề án cần công bố rõ chương trình các môn văn hóa, để người học hình thành các kỹ năng cốt lõi, kỹ năng chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai; những vấn đề liên quan đến giảng viên, tài chính... cần hết sức cụ thể.
Cùng với đó, khi triển khai thí điểm, vấn đề cốt lõi là chất lượng giáo viên dạy nghề. Nội dung chương trình có thể chuyển tiếp từ nước ngoài nhưng thành công hay không do đội ngũ giáo viên quyết định. Học sinh vừa tốt nghiệp THCS đang ở độ tuổi có nhiều chuyển biến về tâm sinh lý, chưa định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Các giáo viên đảm nhiệm chương trình sẽ phải vừa dạy dỗ, vừa định hướng học sinh.
Theo TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, mô hình đào tạo nghề 9+5 (đào tạo trình độ CĐ liên thông từ trung cấp dành cho học sinh tốt nghiệp THCS) đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc. Người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp có thể tham gia ngay vào thị trường lao động, hoặc tiếp tục học liên thông ngay để nhận bằng CĐ cùng ngành, nghề đào tạo. Thực hiện tốt mô hình 9+5 sẽ giúp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau THCS, giảm lãng phí nguồn lực xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
DUNG HÒA
Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/thi-diem-dao-tao-trinh-do-95-khao-sat-ky-nhu-cau-thi-truong-5670065.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Đồng hành với học sinh nghèo mùa dịch (27/10/2021)
- Quy tắc 5T để dạy học trực tuyến hiệu quả (26/10/2021)
- Huyện Cư Kuin: Tạm dừng dạy học trực tiếp kể từ ngày 25-10-2021 (25/10/2021)
- Trường THPT Chu Văn An hủy kết quả thi lại lần 2 do tổ chức sai quy định (23/10/2021)
- Học sinh trở lại trường học trực tiếp, Bộ GD-ĐT lưu ý những gì? (22/10/2021)
- Tuyển sinh đại học 2022: Chung hay riêng? (21/10/2021)
- Dạy và học theo 4 cấp độ dịch (21/10/2021)
- Tạo điều kiện cho học sinh học trực tiếp (20/10/2021)
- Tràn lan các lớp học Online tự phát: Băn khoăn câu chuyện chất lượng (20/10/2021)
- Đắk Nông: Thanh tra nhiều gói thầu mua sắm thiết bị giáo dục (20/10/2021)
- Thi trực tuyến: Ra đề cách nào để đạt hiệu quả? (20/10/2021)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Nối lại đường bay Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng: Mở ra nhiều cơ hội
- Kiến tạo không gian mở cho đô thị Buôn Ma Thuột
- Triển khai hiệu quả công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột
- Ðịnh hình đô thị xanh cho Buôn Ma Thuột
- Đắk Nông hỗ trợ nông dân thu hoạch cà phê hiệu quả
- Giữ không gian xanh trong phố
- Dự án khu đô thị chặn mương thoát nước, hàng chục hộ dân khốn khổ vì ngập
- Giá cà phê bật tăng đầy bất ngờ
- Huyện Krông Bông: Nhiều cầu treo xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
- Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các khu vực xung yếu
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN