Chủ biên nói gì về thông tin SGK Tiếng Việt 1 không dạy chữ "P"?
09:54 | 25/02/2022
Trao đổi với Báo Người Lao Động chiều 24-2, PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, Chủ biên SGK Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống", khẳng định sách có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ) (ghi bằng chữ P).
Theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, bảng chữ cái trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ GD-ĐT (trang 12, tập một). Đây là quy định "cứng", không có bất kì bộ SGK nào dám thay đổi và không có lý do gì để thay đổi.
Ông Hùng khẳng định ở nhiều bài học trong bộ sách này, học sinh được học và luyện viết chữ P qua ngữ liệu là những từ như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,… (trang 78, 118, 120, 124,… tập một). Ở tập hai, trong các văn bản đọc thì số các từ có chữ P không thể tính hết. Vì vậy, ý kiến cho Tiếng Việt 1 không dạy chữ P là hoàn toàn không có cơ sở.
Về vấn đề là dạy âm P (pờ) (được ghi bằng chữ P, chữ pê) như thế nào, ông Hùng cho hay trong tiếng Việt, âm P xuất hiện chủ yếu là cuối âm tiết. Trrong một số trường hợp, xuất hiện đầu âm tiết.
"Trước hết, xin nói về việc dạy âm P cuối âm tiết (hiện tượng phổ biến). Qua loạt bài dạy vần ở tập một như ap, ăp, âp (trang 118); op, ôp, ơp (trang 120); ep, êp, ip, up (trang 124),… và những từ như đã nêu ở trên (cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,…) thì có thể thấy rõ, SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối, có dạy âm P cuối và dạy nhiều.
Còn về việc dạy âm đầu P (pờ), tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều phải đạt được mục tiêu học xong lớp 1, học sinh có khả năng đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì,…" - chủ biên SGK Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" nói
Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng mỗi bộ sách có thể có những cách khác nhau. Cách thứ nhất, dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P.
Cách thứ hai sẽ dạy âm P riêng và đưa những "từ ứng dụng" như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ.
"SGK Tiếng Việt 1 của Bộ GD-ĐT (theo chương trình Tiếng Việt năm 2000) đã áp dụng cách thứ nhất và rất quen thuộc với đông đảo giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong 20 năm qua. SGK Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" kế thừa cách dạy này. Sau khi làm quen, tập đọc âm P ngay trước khi học âm PH, học sinh được luyện đọc âm đầu P trong một số bài học sau đó, chẳng hạn, khi học vần IN, các em luyện đọc và viết từ đèn pin (trang 78, tập một), luyện đọc từ Sa Pa trong đoạn văn viết về Tây Bắc (trang 105 tập một) và trong bài đọc Ruộng bậc thang ở Sa Pa (trang 154, tập hai)" – ông Hùng nói.
Lý giải về việc chọn cách thứ nhất, ông Hùng cho rằng âm P và PH đều được học trong phần âm, ở khoảng tuần 5 hoặc tuần 6 của lớp 1. Nếu dạy âm P riêng thì cần phải có "từ ứng dụng" để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ.
Những từ này chỉ chứa các âm tiết mở (bộ phận vần chỉ có 1 nguyên âm), nghĩa là buộc phải dùng từ như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô,….; không thể dùng các từ như Sa Pa, Nậm Pì,… vì 2 lí do. Một là học sinh chưa được học âm S (trong Sa Pa) và vần ÂM (trong Nậm Pì) và 2) Thông thường, tên riêng không được dùng ở phần dạy phát triển vốn từ. Mới chỉ được học 5-6 tuần mà học sinh phải đọc và hiểu nghĩa của những từ như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô,…. là không phù hợp.
"Tóm lại, Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ) (ghi bằng chữ P). Tất cả đều dạy theo cách quen thuộc với giáo viên dạy tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong nhiều năm qua" - ông Hùng khẳng định.
Ông Hùng giải thích thêm, trong tiếng Việt, trong khi âm cuối P được mặc nhiên thừa nhận dựa trên hàng loạt cứ liệu thực tế như các từ đã được nêu trên (cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,…) thì nhiều nhà Ngữ âm học hàng đầu, "ông tổ" của ngành Ngữ âm học Việt Nam, không coi tiếng Việt có âm đầu P (xem Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm học tiếng Việt, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, trang 157-158; Hoàng Tuệ và Hoàng Minh (Cao Xuân Hạo), Remarks on the Phonological Structure of Vietnamese, Vietnamese Studies: No 40, p. 76).
Như vậy, nếu có coi tiếng Việt có âm đầu P thì đó không phải là việc hiển nhiên và âm đầu P không phải có vị trí "bình đẳng" như các âm đầu khác trong tiếng Việt. Âm này xuất hiện trong các từ vay mượn như: pi-a-nô/piano, pê-đan/pêđan, pa-nô/panô, pê-nê-xi-lin,…, các âm tiết được viết liền hoặc có dấu nối. Ngoài ra, âm đầu P có thể xuất hiện ở một số tên riêng (Sa Pa, Nậm Pì,…).
Trong miêu tả ngữ âm học, tất cả các hiện tượng ngữ âm thuộc từ vay mượn mà chưa Việt hóa (pi-a-nô/piano, pê-nê-xi-lin, pê-đan/pêđan, pa-nô/panô,…), tên riêng (Sa Pa, Nậm Pì,…), cùng với từ tượng thanh, từ cổ,… đều thuộc hiện tượng ngữ âm "ngoại biên", không được lấy làm ngữ liệu để miêu tả hệ thống âm vị của một ngôn ngữ.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, bức xúc vì sách Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập, nhà giáo Đào Quốc Vịnh đã gửi thư ngỏ tới Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn vì cho rằng "sai sót này là không thể chấp nhận được".
Yến Anh
Bài viết gốc: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/chu-bien-noi-gi-ve-thong-tin-sgk-tieng-viet-1-khong-day-chu-p-20220224154921777.htm
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)
CÁC TIN KHÁC
- Nhiều phương thức xét tuyển đại học: Tăng cơ hội hay làm khó thí sinh? (28/02/2022)
- Không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh nếu dưới 80% sinh viên tốt nghiệp có việc làm (26/02/2022)
- Mở cửa trường học nhưng phải an toàn (26/02/2022)
- Tuyển sinh đại học 2022: Rộng cửa ngành sức khỏe (25/02/2022)
- Trường học 'đua nhau' mở lớp bồi dưỡng môi giới bất động sản (25/02/2022)
- Sách Tiếng Việt 1 chưa dạy chữ P là một việc làm khó hiểu (24/02/2022)
- Tin vui với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (24/02/2022)
- F0 trong trường học gia tăng: Cần bình tĩnh ứng phó (24/02/2022)
- Kiểm soát dịch, bảo vệ an toàn cho học sinh (24/02/2022)
- Nhiều trường đại học chuyển sang học trực tuyến (23/02/2022)
- Đa dạng phương án xét tuyển đại học 2022, thí sinh cần lưu ý gì? (23/02/2022)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Đắk Lắk có 2 giáo viên nhận Giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
- Thành viên UBND tỉnh thông qua dự thảo nhiều nghị quyết quan trọng
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 18/11 đến ngày 24/11/2024
- Nhà trường bị "tố" dạy thêm trong giờ… chính khóa!
- Chuẩn bị tốt các hoạt động Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk
- Tìm thấy thi thể hai người dân bị đuối nước
- Gia hạn Dự án đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh
- 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên
- Cơ bản hoàn thành công tác di dời hạ tầng kỹ thuật Dự án thành phần 3
- Quả bóng vàng Việt Nam 2024: Lại “so bó đũa, chọn cột cờ”
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN