Chương trình lớp 10 mới: Rối rắm khi chọn môn học
09:47 | 25/03/2022
Thay vì 13 môn như hiện nay, học sinh lớp 10 sẽ chỉ học 12 môn, trong đó có 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn; có 100 cách chọn tổ hợp môn học khiến học sinh, giáo viên đều bối rối
Từ năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng cho bậc THPT. Theo đó, học sinh (HS) lớp 10 phải học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh, hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương.
Khó từ chọn môn đến sắp xếp giáo viên
Các môn học tự chọn gồm: tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2. Ba nhóm môn học để lựa chọn 5 môn gồm: khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật); khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học); công nghệ và nghệ thuật (công nghệ, tin học, nghệ thuật).
Học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 11, TP HCM) trong giờ học. Sang năm, các em sẽ lên lớp 10 với chương trình mới .(Ảnh: TẤN THẠNH)
Riêng môn nghệ thuật, gồm hai phân môn âm nhạc và mỹ thuật, thì HS được chọn một trong hai phân môn (tính là 1 môn). Trừ ngoại ngữ, tất cả môn học đều xây dựng các cụm chuyên đề. Mỗi học sinh sẽ phải chọn để học 3 cụm chuyên đề cùng với các môn học bắt buộc và môn học lựa chọn.
Với việc tổ chức chương trình và phân phối các môn học như trên, sẽ có đến hơn 100 cách cho HS lựa chọn. Vì quá nhiều sự lựa chọn nên dẫn đến tình trạng sẽ có những môn/tổ hợp môn nhiều HS lựa chọn và ngược lại. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng thừa/thiếu giáo viên (GV) tương ứng với số môn/tổ hợp môn mà HS đã lựa chọn.
Ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (quận Tân Bình, TP HCM), cho biết có đến hơn 100 cách lựa chọn môn/tổ hợp môn, song tính chặt chẽ lại thì cũng chỉ có khoảng 10 môn/tổ hợp môn chính, trong khi chỉ 10 phương án lựa chọn đó cũng đã đủ rối. Theo ông Hải, trong thực tế, chỉ một số trường THPT tốp đầu tại TP HCM mới cho HS phân ban ngay từ lớp 10 nên việc lựa chọn tổ hợp môn sẽ thuận lợi hơn các trường khác. Trong khi đó, hầu hết các trường đều chưa để HS thực hiện học phân ban ngay từ lớp 10, bởi lẽ các em còn chưa biết mình có năng lực ở ban nào. Có những em dù đã chọn ban này nhưng có thể học kỳ II đổi sang ban khác.
Chuyện HS được chọn các tổ hợp môn trong rất nhiều tổ hợp sẽ kéo theo khó khăn về đội ngũ GV. Theo ông Hải, khó khăn chung ở các trường THPT hiện nay khi thực hiện chương trình mới trong năm học sắp tới đây là vấn đề đội ngũ GV.
"Nhân sự sẽ phải tính toán và sắp xếp lại rất nhiều. Chắc chắn sẽ có những tổ hợp môn thiếu GV, như các môn mỹ thuật, âm nhạc, công nghệ, công nghiệp… Dù công nghiệp không phải là môn học mới nhưng vì xưa nay không có GV dạy nên vẫn tính là khó khăn khi không có nhân sự" - ông Hải cho biết.
Trường sư phạm không theo kịp
Theo bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1, TP HCM), băn khoăn của trường không phải ở việc HS chọn quá nhiều tổ hợp môn để gây nên xáo trộn. Thực tế, trước đây, trong việc để HS lựa chọn ban và xếp lớp, nhà trường đều xây dựng 2 phương án, phương án 1 không được thì thực hiện phương án 2. Băn khoăn hiện nay là nhà trường lo lắng HS sẽ lựa chọn môn tin học nhiều và bỏ rơi môn công nghệ, trong khi đây là môn học có hướng phát triển rất tốt. Một khó khăn nữa là việc tìm GV dạy âm nhạc, mỹ thuật không dễ.
"Chúng tôi đã tính đến phương án mời GV dạy tiểu học nhưng có bằng ĐH về dạy âm nhạc để có sự bài bản, chuyên nghiệp và năm sau mới thực hiện. Trong năm đầu tiên, trường chỉ thực hiện dạy mỹ thuật. Khi làm tốt một môn mới có nhiều kinh nghiệm để giảng dạy thêm môn âm nhạc" - bà Dung nói.
Tại cuộc họp mới đây với Bộ GD-ĐT, nhiều lãnh đạo Sở GD-ĐT đã lên tiếng về việc thiếu GV các môn nghệ thuật, gồm âm nhạc và mỹ thuật. Đây là những môn học lần đầu xuất hiện trong chương trình lớp 10. Những năm trước đây, các trường không dạy môn này, vì thế đều không có GV âm nhạc, mỹ thuật trong biên chế. Tuy nhiên, trong năm học mới, nếu không tuyển GV nghệ thuật, trường có thể không đáp ứng được nhu cầu của HS. Thời gian từ nay đến năm học mới chỉ còn 5 tháng, nếu không có đủ GV, các trường sẽ khó đáp ứng được chất lượng chương trình.
Cô Nguyễn Thu Thủy - GV một trường THPT tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội - dự báo khi triển khai, chương trình THPT mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo cô Thủy, hiện các trường sư phạm vẫn đào tạo theo chương trình hiện hành chứ chưa triển khai theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong khi đó, đội ngũ dạy theo chương trình mới cần được đào tạo, bồi dưỡng rất sát sao mới có thể triển khai hiệu quả.
Đó là chưa nói chương trình mới có hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương… Theo cô Thủy, đây là những môn học mới, các trường sư phạm chưa có khoa đào tạo GV cho những môn này mà cũng chưa có GV nên sẽ rất khó khăn.
Lo cho môn lịch sử, địa lý
Để khắc phục tình trạng thừa - thiếu GV có thể xảy ra, hiệu trưởng một trường tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cho hay dựa trên số lượng GV hiện có, trường này đang xây dựng 6 tổ hợp cho HS lựa chọn. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc này chỉ là giải pháp tình thế vì nó trái với tinh thần của chương trình phổ thông mới - cho HS được chọn môn theo sở thích, năng lực.
Nhà giáo này cũng băn khoăn về một thực tế nữa có thể xảy ra. Đó là môn lịch sử có khả năng bị "xóa trắng" ở nhiều trường có thế mạnh về khoa học tự nhiên. "Trong khi các nước trên thế giới rất đề cao môn lịch sử, địa lý thì Việt Nam lại đưa 2 môn này vào danh sách các môn tự chọn. Tôi rất buồn vì điều này" - ông bày tỏ.
Yến Anh - Đặng Trinh
Bài viết gốc: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/chuong-trinh-lop-10-moi-roi-ram-khi-chon-mon-hoc-20220324214337743.htm
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)
CÁC TIN KHÁC
- Xét đặc cách tốt nghiệp cho F0: Nên hay không? (29/03/2022)
- Bảo vệ trẻ trên không gian mạng (29/03/2022)
- 79.389 thí sinh dự thi đánh giá năng lực (28/03/2022)
- Đắk Lắk có 36 học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia (28/03/2022)
- Đắk Lắk có 1 dự án đoạt giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2021 – 2022 (28/03/2022)
- 25 trường ĐH hàng đầu giúp thí sinh "Chọn chuẩn trường - Đi chuẩn đường" vào ĐH (24/03/2022)
- TP. Buôn Ma Thuột: 3 giáo viên vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (24/03/2022)
- Xét tuyển trường nghề: Cân nhắc sớm để không lỡ cơ hội (24/03/2022)
- 17 trường quân đội công bố phương án tuyển sinh năm 2022 (22/03/2022)
- Tăng học phí ĐH và bài toán chất lượng (21/03/2022)
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: F0 vẫn được đặc cách? (21/03/2022)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Đắk Lắk có 2 giáo viên nhận Giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
- Thành viên UBND tỉnh thông qua dự thảo nhiều nghị quyết quan trọng
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 18/11 đến ngày 24/11/2024
- Nhà trường bị "tố" dạy thêm trong giờ… chính khóa!
- Chuẩn bị tốt các hoạt động Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk
- Tìm thấy thi thể hai người dân bị đuối nước
- Gia hạn Dự án đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh
- 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên
- Cơ bản hoàn thành công tác di dời hạ tầng kỹ thuật Dự án thành phần 3
- Quả bóng vàng Việt Nam 2024: Lại “so bó đũa, chọn cột cờ”
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN