Ché của người Ê đê
10:49 | 17/06/2022
Ché là một loại tài sản quý của người Ê đê. Người Ê đê sắm ché để ủ rượu cần và để dành như vật gia bảo.
Trong những dịp thực hành các nghi lễ cúng thần linh, hay những dịp lễ hội, ché rượu cần được bày biện ra để thể hiện sự hiếu khách của chủ nhà, của dòng tộc hay buôn làng. Ðối với nhiều người Ê đê, ché không đơn thuần chỉ là vật dụng, mà còn mang tính thiêng, là phương tiện giao lưu, gắn kết cộng đồng, dòng tộc.
Ý nghĩa và giá trị văn hóa
Qua các lễ nghi, với sự hiện diện của ché, người Ê đê gửi gắm lòng biết ơn cũng như khát vọng được Giàng che chở, phù hộ. Với các lễ nghi nông nghiệp, người Ê đê cầu mong có sức khỏe, mưa thuận, gió hòa, nguồn nước dồi dào, mùa màng tốt tươi, nhiều thóc, bắp, trâu, bò, heo, gà. Với những nghi lễ vòng đời, ché mang những gửi gắm về mong ước có cuộc sống khỏe mạnh, bình an, không có ai đói nghèo, bệnh tật. Ché là vật làm sính lễ trong cưới hỏi, làm quà biếu tặng bạn bè, người thân, hay đền bù khi xử phạt…
Đối với người Ê đê, ché rượu cần có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh. Chính vì điều này mà ché rượu cần có giá trị quy đổi bằng những con vật lớn như voi, trâu, bò, heo…, như ché tang dây thừng (tang Brăk) thuộc dòng ché tang cũ, có giá trị trao đổi bằng 4 con bò. Đó là loại ché trên thân đắp nổi 2 dây thừng (Bră) và bộ bát tiên gồm: quạt ba tiêu, thanh kiếm, ngọc bảo, gậy trúc, hồ lô (bầu rượu), hoa sen, ống tiêu, giỏ hoa. Ché này thường dùng trong các lễ cúng lớn của gia đình (lễ vật từ 1 con heo thiến và 3 đến 5 ché rượu trở lên), như: cúng sức khỏe, mừng thọ, cúng nhà mới. Trong lễ cúng, ché này được buộc đầu tiên.
Ché quý dùng để ủ rượu cần dâng cúng và dùng trong các sinh hoạt cộng đồng của người Ê đê
Vai trò của ché trong đời sống cộng đồng
Những chiếc ché của người Ê đê còn được trao đổi, mua bán qua quá trình giao thương với các cộng đồng cư dân khu vực khác… Đây còn là phương tiện gắn kết cộng đồng, dòng họ, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, nhắn nhủ, giao kết duyên phận gái trai.
Ché gắn bó chặt chẽ với đời sống, tín ngưỡng, tâm linh của người Ê đê, từ các lễ nghi vòng đời (lễ đặt tên, lễ trưởng thành, lễ cúng sức khỏe, đám cưới, bỏ mả...) đến lễ nghi nông nghiệp (lễ cúng giống lúa, lễ hội mừng lúa mới, lễ cúng bến nước...) hay các mối quan hệ xã hội không thể thiếu ché (lễ kết nghĩa anh em).
Người Ê đê phân biệt ché thành 4 loại chính, xếp theo thứ tự từ quý nhất trở xuống là: Ché Tuk, ché Tang, ché Ba, ché Bô… Do có nhiều nhánh địa phương nên đôi khi cùng một loại ché nhưng tên gọi khác nhau theo vùng cư trú.
Ngay khi có được ché mang về nhà, người Ê đê còn có một nghi lễ hết sức thiêng liêng để chào đón một thành viên mới trong gia đình. Khi bán hay cho tặng ché, người Ê đê làm lễ cúng chia tay, tiễn biệt. Nếu làm vỡ ché thì phải cúng tạ lỗi với thần linh và chủ ché. Ché càng thiêng khi được các gia đình cùng cộng đồng thực hành nhiều nghi lễ.
Nguyễn Hồng (g/t)
Bài viết gốc: http://www.baodaknong.org.vn/di-san-truyen-thong/che-cua-nguoi-e-de-93586.html
Nguồn "Báo Đắk Nông điện tử"
CÁC TIN KHÁC
- Di sản trăm tuổi trên đất Buôn Đôn (25/07/2022)
- Sôi nổi Ngày hội văn hóa thiếu nhi các dân tộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên (22/07/2022)
- Đắk Lắk đoạt 3 Huy chương Vàng tại Hội diễn “Tiếng hát công nhân, người lao động” năm 2022 (11/07/2022)
- Ông “Thành cổ sinh” (04/07/2022)
- Đôi điều về “họ”của người Tây Nguyên (27/06/2022)
- Phát triển công nghiệp văn hóa: Động lực từ du lịch văn hóa (15/06/2022)
- Một di tích vẫn còn đang "ngủ yên"! (07/06/2022)
- Những bí ẩn bên dòng Ea H’leo (06/06/2022)
- Cần tiếp tục khai quật di chỉ Thác Hai càng sớm càng tốt (27/05/2022)
- Triển khai đợt phim hè phục vụ thiếu nhi 2022 (27/05/2022)
- Khởi động thực hiện dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” (24/05/2022)
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Nối lại đường bay Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng: Mở ra nhiều cơ hội
- Kiến tạo không gian mở cho đô thị Buôn Ma Thuột
- Triển khai hiệu quả công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột
- Ðịnh hình đô thị xanh cho Buôn Ma Thuột
- Đắk Nông hỗ trợ nông dân thu hoạch cà phê hiệu quả
- Giữ không gian xanh trong phố
- Dự án khu đô thị chặn mương thoát nước, hàng chục hộ dân khốn khổ vì ngập
- Giá cà phê bật tăng đầy bất ngờ
- Huyện Krông Bông: Nhiều cầu treo xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
- Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các khu vực xung yếu
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN