A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Thị trường lao động: Những tín hiệu phục hồi

10:11 | 14/07/2022

Mặc dù thị trường lao động 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhưng tín hiệu khởi sắc nhưng theo các chuyên gia những khó khăn thách thức do chịu áp lực tăng giá xăng và một số mặt hàng thiết yếu đã tác động rất lớn lên đời sống người lao động (NLĐ).

Thị trường lao động đã ghi nhận những thay đổi tích cực.

Thu nhập của NLĐ tăng

Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý II năm 2022 tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt lao động trong ngành dịch vụ tăng đáng kể. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. So với 6 tháng đầu năm 2021 một số ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo có thu nhập bình quân là 7,3 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 476 nghìn đồng; lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt có mức thu nhập bình quân là 9,6 triệu đồng, tăng 7,8%, tương ứng tăng 691 nghìn đồng…

Theo ông Phạm Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê), so với 6 tháng đầu năm 2021, một số ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo có thu nhập bình quân là 7,3 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 476.000 đồng.

Ông Nam cho rằng qua quan sát thu nhập bình quân của NLĐ theo từng quý trong những năm gần đây, kể cả năm chưa tác động của dịch Covid-19, biến động thu nhập của NLĐ trong quý 2 so với quý 1 năm nay khác với xu hướng thường thấy của các năm trước. Trong các năm từ 2019-2021, thu nhập lao động quý 2 thường giảm so với quý 1 do các khoản thu nhập phụ trội bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán thường được chi trả chủ yếu trong quý 1. Thế nhưng trong năm 2022, thu nhập bình quân của NLĐ trong quý 2 không chứng kiến sự sụt giảm so với quý trước như mọi năm mà tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng dương so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, so với cùng kỳ năm 2021, khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, thu nhập bình quân của NLĐ trong quý 2 năm nay có tốc độ tăng trưởng khá, tăng 8,9%, tương ứng tăng khoảng 542.000 đồng. Còn so với cùng kỳ năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, thu nhập bình quân của NLĐ đã tăng 19,7%, tương ứng tăng gần 1,1 triệu đồng.

Vẫn cần những chính sách hỗ trợ

Mặc dù thị trường lao động 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc nhưng theo ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tình hình Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp với biến chủng mới đã xuất hiện tại Việt Nam. Do đó, thời gian giới các doanh nghiệp cần phải tiếp tục nhất quán phương châm "thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid -19; tuyệt đối không chủ quan, lơ là khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường; cần có các kịch bản đối phó với các biến thể mới có thể xâm nhập vào Việt Nam".

“Việc kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt giá xăng dầu thời gian tới sẽ là giải pháp giúp ổn định an sinh xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động, nhất là những người chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19” – ông Tiến nhấn mạnh.

Để thị trường lao động phát triển bền vững tạo việc làm, thu nhập ổn định cho NLĐ, TS Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, về lâu dài cần có quy định hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho lao động, hỗ trợ tài chính, giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (Luật việc làm); cũng như đẩy mạnh phát triển chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện trong khu vực kinh tế phí chính thức (Luật BHXH).

Ngoài ra, cần thiết lập và thực thi các quy định về đăng ký kinh doanh đơn giản, đồng bộ đối với tất cả doanh nghiệp tư nhân và ở cấp độ quốc gia. Khuyến khích khu vực phi chính thức chuyển đổi và tham gia vào các hoạt động kinh tế chính thức, góp phần tích cực đối với tăng trưởng kinh tế và cải thiện phúc lợi xã hội (Luật Doanh nghiệp). Trước mắt hiện nay cần triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như NLĐ để giúp doanh nghiệp và NLĐ vượt qua tác động bởi dịch.

Liên quan đến triển khai chính sách hỗ trợ thuê nhà cho công nhân, Bộ LĐTB&XH cho biết, theo báo cáo của các Sở LĐTB&XH, các tỉnh, thành phố, đã tiếp nhận hồ sơ của 13.880 doanh nghiệp để hỗ trợ cho 558.024 lao động với kinh phí hỗ trợ hơn 357 tỷ đồng tại 45 địa phương. Theo đó, các địa phương đã phê duyệt cho 280.954 lao động với tổng kinh phí là 209 tỷ đồng tại 38 địa phương. Đã có 15 địa phương giải ngân cho 13.541 lao động với kinh phí là hơn 70 tỷ đồng.

Theo Bộ LĐTB&XH, kinh phí giải ngân thấp là do các địa phương chưa bố trí được nguồn kinh phí để ứng chi trả trước. Việc hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ chưa được thực hiện.

“Trong thời gian tới, Bộ LĐTB&XH tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh việc triển khai chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ để đảm bảo hoàn thành trong tháng 8/2022. Đồng thời, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Bộ Tài chính để hỗ trợ kịp thời từ ngân sách Trung ương cho từng địa phương” - Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh cho biết.

So với 6 tháng đầu năm 2021 một số ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo có thu nhập bình quân là 7,3 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 476 nghìn đồng; lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt có mức thu nhập bình quân là 9,6 triệu đồng, tăng 7,8%, tương ứng tăng 691 nghìn đồng…

LÊ BẢO
 

    Nguồn: daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ