A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Hình ảnh người chiến sĩ công an nhân dân trên sân khấu

08:57 | 01/12/2014

Hội thi các Đội tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông (ATGT) năm 2014 khu vực Tây Nguyên và các tỉnh lân cận do Dak Lak đăng cai tổ chức đã khép lại, song hình ảnh người chiến sĩ Công an Nhân dân (CAND) trong tiểu phẩm dự thi của các đội sẽ còn

Ở đó, người xem thấy hiện lên hình ảnh những chiến sĩ CAND tận tụy, liêm khiết, mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ "CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ".

Đầu tháng 11 vừa qua, tại TP. Buôn Ma Thuột, Bộ Thông tin - Truyền thông, Ủy ban ATGT Quốc gia và UBND tỉnh Dak Lak đã phối hợp tổ chức Hội thi các Đội tuyên truyền lưu động về ATGT nhằm mục đích tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về bảo đảm trật tự ATGT, qua đó góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT) tại các địa phương. Mặc dù thời gian diễn ra Hội thi chỉ gói gọn trong 3 ngày song những gì mà các đội đem đến phố núi Dak Lak đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với những người tham gia, cũng như khán giả theo dõi.

Ấn tượng nhất có lẽ là phần thi tiểu phẩm tuyên truyền. Các tác phẩm dự thi đều bám sát chủ đề “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”, đồng thời thể hiện được nội dung tuyên truyền về Luật Giao đường bộ (GTĐB), đường thủy nội địa, đường sắt và các văn bản liên quan; cách xử lý tình huống thực tế để kiềm chế TNGT, bảo đảm trật tự ATGT, đặc biệt là văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông và thực thi nhiệm vụ. Nổi bật là tiểu phẩm “Chọn mặt gửi vàng” của đơn vị Bình Định. Tiểu phẩm kể về chuyện “khó xử” của chiến sĩ CSGT tên Chuẩn, bởi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, anh gặp tình huống trớ trêu khi người vi phạm giao thông không ai khác là “bố vợ tương lai” và chính người yêu đã “xin” được bỏ qua lỗi của bố. Mặc dù đứng trước tình huống khó xử là vậy, song công - tư phân minh, chiến sĩ CSGT Chuẩn vẫn kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật, vì anh nghĩ “Khi tham gia giao thông trên đường thì ai cũng như ai, không có trường hợp ngoại lệ. Đã vi phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm nhằm mục đích răn đe, phòng ngừa chung”. Anh Hiếu Thành vào vai CSGT Chuẩn trong tiểu phẩm trên tâm sự: “Đây là vai diễn đòi hỏi phải đầu tư và tập luyện nhiều lần bởi tình huống kịch diễn ra khá bất ngờ khi phải xử phạt “bố vợ tương lai”. Khi nhận vai, tôi đã phải tiếp xúc nhiều với các chiến sĩ CSGT ngoài đời thực để nắm bắt được đặc trưng, tính chất công việc cũng như phẩm chất của họ để thể hiện trên sân khấu. Nhiều đêm liền tôi phải thức trắng để tìm cách sáng tạo cho vai diễn, làm sao để người xem cảm thông với người chiến sĩ CSGT khi thực thi nhiệm vụ”. 

Hình ảnh anh Công an địa bàn trong tác phẩm “Trả lại  đường cho voi” của đơn vị Dak Nông.

Hình ảnh anh Công an địa bàn trong tác phẩm “Trả lại đường cho voi” của đơn vị Dak Nông.

Tiểu phẩm “Trả lại đường cho voi” của đơn vị Dak Nông cũng khắc họa khá rõ nét hình ảnh người chiến sĩ CAND địa bàn khi đã mưu trí, dũng cảm, cùng với các già làng, trưởng bản lập kế hoạch theo dõi và bắt gọn băng nhóm chuyên dẫn xe quá tải né trạm cân để trục lợi. Câu chuyện kể về con đường làng mà nơi đó hằng ngày người dân trong các bon (buôn) dùng để lùa đàn voi săn được về làng và đưa đàn voi ra thác tắm song đã bị phá hỏng do những lái xe chở quá tải trọng chạy vào để né tránh trạm cân. Tiểu phẩm còn phê phán hành động của những kẻ “ăn theo” xe quá tải. Đó là những thanh niên lêu lổng, lười lao động nhưng thích hưởng thụ, nghe lời xúi giục của kẻ xấu hằng đêm đào đường chặn xe tải và khi xe “sập bẫy” thì “giang tay nghĩa hiệp”, dùng voi kéo xe lên để lấy tiền. Đứng trước thực trạng này, nhận nhiệm vụ từ cấp trên, chiến sĩ Công an tên Phong đã tìm đến già làng, trưởng bản và kêu gọi thanh niên trong buôn phối hợp bắt giữ băng nhóm này để trả lại tuyến đường yên bình cho xóm làng. Câu chuyện khá đơn giản, song qua lối diễn xuất khéo léo của các diễn viên không chuyên khiến người xem phải hồi hợp theo dõi từng hành động đến phút cuối cùng. Tác phẩm cũng thể hiện khá rõ phẩm chất của người chiến sĩ Công an địa bàn khi cùng ăn, cùng ở và cùng làm với dân bản. Hay tiểu phẩm “Lý sự... say!” của đơn vị Kon Tum cũng được khán giả đánh giá khá cao. Câu chuyện kể về ba thanh niên say rượu nhưng vẫn điều khiển xe môtô chạy lạng lách, đánh võng trên đường. Khi lực lượng chức năng làm nhiệm vụ yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ, thay vì nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh thì nhóm thanh niên trên đã có những lời lẽ không chuẩn mực, xúc phạm người thực thi nhiệm vụ.Còn tác giả kịch bản Đào Minh Tâm chia sẻ: “Sân khấu cũng như cuộc đời, không thể chỉ có tốt hoặc chỉ có xấu mà luôn tồn tại hai mặt. Đó có thể là một chiến sĩ CSGT chuyên vòi tiền mãi lộ, thường xuyên sách nhiễu người đi đường nhưng bên cạnh đó có rất nhiều chiến sĩ CSGT chân chính, liêm khiết, sẵn sàng hy sinh mạng sống, tuổi trẻ của mình nhằm bảo đảm an toàn cho những cung đường, những chuyến xe qua. Trong công việc giữ gìn an ninh cho nhân dân, họ phải thực hiện theo đúng pháp luật, kỷ cương nhưng trong đời thường họ cũng là con người với bao buồn vui, sướng khổ. Theo cảm nhận chủ quan của tôi, trong cuộc sống, công việc của lực lượng CSGT ít được người dân cảm thông chia sẻ. Vì vậy, khi xây dựng hình tượng người chiến sĩ CSGT liêm khiết, tận tụy, tôi muốn hóa giải những định kiến sai lệch đó. Cái xấu có đấy, cái tiêu cực có đấy, nhưng chỉ là thiểu số, vẫn còn rất nhiều người đại diện cho cái thiện, là hình tượng tiêu biểu cho người CAND “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Trước tình huống đó, người chiến sĩ CSGT vẫn khiêm nhường, nhẫn nại và giải thích cho họ hiểu về hậu quả khi uống rượu bia say, chạy xe tốc độ cao trên đường: Nếu chẳng may TNGT xảy ra, người may mắn còn sống thì mang thương tật suốt đời, để lại gánh nặng cho gia đình, xã hội; người không may thì ra đi mãi mãi, để lại những khoảng trống không gì bù đắp nổi. Tiểu phẩm “Nỗi lo của Amí Nới” của chủ nhà Dak Lak, đề cao người CSGT tận tụy khi đã trực tiếp đến tận vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước với người dân. Nữ CSGT ngoài nhiệm vụ truy tìm phương tiện gây TNGT để xử lý theo quy định của pháp luật còn kiêm nhiệm công tác tuyên truyền Luật GTĐB đến tận người dân. Nữ cán bộ này đã gặp và giải thích rõ ràng cho vợ chồng Cơi - Nới (Y Cơi - Amí Nới) việc tự ý cơi nới thành, thùng xe để kinh doanh vận tải, chở hàng quá tải trọng là vi phạm pháp luật, nếu xảy ra tai nạn thì sẽ phải gánh hậu quả nặng nề...

Các tiểu phẩm không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi những chiến sĩ CAND hết lòng vì công việc mà còn khắc họa sinh động hình ảnh của họ trong đời thường. Dù ở hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn giữ vững phẩm chất của người chiến sĩ CAND, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Hội thi có sự tham gia của 13 đội tuyên truyền lưu động đến từ các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nguyên và các tỉnh lân cận, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Dak Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và chủ nhà Dak Lak. Mỗi đội thi có không quá 20 thành viên; tham gia 3 phần thi bắt buộc: triển lãm ảnh về ATGT, thi tiểu phẩm tuyên truyền, xe cổ động tuyên truyền về ATGT.

Thế Hùng

    nguồn: baodaklak.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ