Theo thống kê hải quan, trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu gần 98.000 tấn cà phê, giá trị 371 triệu USD, tăng gần 42% về khối lượng và tăng 104% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong niên vụ trước (tính từ tháng 10-2022 đến tháng 9-2023), Việt Nam đã chi gần 300 triệu nhập khẩu cà phê thì giá trị nhập khẩu cà phê trong thời gian trên đã vượt. Niên vụ 2022-2023, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 102.000 tấn cà phê, tăng đến 14% so với cùng kỳ niên vụ trước đó.
Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, cà phê ngoại trên thị trường rất hiếm, chủ yếu xuất hiện tại các hội chợ, triển lãm để giới thiệu và giá niêm yết cũng rất cao.
Cà phê "Made in Nhật Bản" bán tại Việt Nam
Tại gian hàng Japan Pop – Up Shop "Xin chào Nhật Bản" được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) – Văn phòng TP HCM tổ chức tại Trung tâm thương mại Saigon Centre (quận 1, TP HCM) trong 12 ngày, kết thúc ngày 12-10 này cũng có bày bán 2 loại cà phê "Made in Japan". Đây là những sản phẩm được giới thiệu là đã nhập khẩu chính thức tại Việt Nam, có chất lượng tốt nhưng còn ít người Việt biết đến.
Đây là cà phê chế biến dạng túi lọc với giá 450.000 đồng/120 gram (tương đương gần 4 triệu đồng/kg. So với các dạng cà phê rang xay túi lọc của Việt Nam trên thị trường giá cao hơn 3-4 lần.
Cà phê Peru tại hội chợ quốc tế diễn ra ở TP HCM
Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), nói rằng Việt Nam có nhập cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản, cà phê chế biến để phục vụ tiêu dùng nhưng số lượng rất ít.
"Phần lớn cà phê nhập khẩu của Việt Nam là cà phê nguyên liệu giá rẻ để phục vụ các nhà máy chế biến cà phê hòa tan giữa lúc cà phê Robusta Việt Nam tăng giá quá mạnh" – ông Minh nói.
Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), nguồn cung cà phê cho Việt Nam chủ yếu đến từ: Lào, Indonesia, Brazil, Colombia, Ethiopia,…
BÌNH LUẬN