Cà phê đã trở lại “ngôi vương”? (Kỳ 2)
09:30 | 23/04/2024
Kỳ 2: Tìm giải pháp "giữ ngôi" bền vững
Chiếm vị thế “số 1” trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Đắk Lắk, cây cà phê ở đây đang được đầu tư trên mọi phương diện: quy mô sản xuất, năng suất, sản lượng lẫn chất lượng sản phẩm.
Thực tế cho thấy nhiều thập kỷ qua, diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh đã tăng lên nhanh chóng. Từ trên dưới 100.000 ha của những năm 90 thế kỷ trước, đến nay loại cây trồng này đã tăng gấp đôi, chiếm hơn 70% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày và gần 33% tổng diện tích gieo trồng nói chung của tỉnh.
Chất lượng cà phê được nâng lên từ khâu thu hái, phơi sấy và bảo quản tốt. Ảnh: Minh Thuận
Do diện tích tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá ấn tượng trong bức tranh kinh tế Đắk Lắk hằng năm với mức đóng góp hơn 60% tổng thu ngân sách của tỉnh nên cà phê luôn được xem là cây trồng chủ lực của hầu hết các địa phương.
Hoạt động sản xuất cà phê trên địa bàn Đắk Lắk đã giải quyết việc làm cho hơn 360.000 lao động trực tiếp và hơn 120.000 lao động gián tiếp. Đời sống của hàng vạn nông hộ ở đây gắn bó với cây cà phê và cũng nhờ đó cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện nhờ giá trị kinh tế từ loại cây trồng này mang lại.
Tuy nhiên, khi nhìn vào hoạt động sản xuất cà phê ở nơi được mệnh danh là “thủ phủ” cà phê Việt Nam này, nhiều người cho rằng vẫn còn bộc lộ những bất cập đáng lo ngại.
Trước hết là việc quy hoạch cà phê ở đây hiện đang rơi vào tình trạng mất kiểm soát, trong đó nguồn nước tưới là vấn đề nóng bỏng và thường xuyên nhất phải đối mặt.
Theo Nghị quyết 24/2017/NQ - HĐND của HĐND tỉnh về “Phát triển cà phê bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (Nghị quyết 24) thì diện tích cà phê trong quy hoạch của tỉnh ở mức 180.000 ha, trong đó có từ 75 – 80% diện tích đảm bảo nguồn nước tưới vào mùa khô hằng năm.
Song, nhìn những gì đang diễn ra trong đời sống sản xuất cà phê ở Đắk Lắk hiện nay thì dường như quy hoạch trên đã bị phá vỡ. Diện tích cà phê đã tăng lên khoảng 221.000 ha, vượt quy hoạch hơn 40.000 ha, điều đó đã kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó nguồn nước tưới là vấn đề nan giải nhất, không chỉ đối với diện tích cà phê ngoài quy hoạch, mà trong quy hoạch cũng thế - đều không đảm bảo khi mùa khô đến.
Phơi cà phê theo đúng quy trình kỹ thuật tại những vùng trồng liên kết với doanh nghiệp. Ảnh: Minh Thuận
Mới đây, vào trung tuần tháng 3/2024, qua khảo sát của HĐND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 24 tại một số địa phương đã cho thấy các công trình thủy lợi hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 30% diện tích cà phê (trong quy hoạch 180.000 ha), chưa đạt mục tiêu đảm bảo 75 - 80% diện tích cà phê chủ động được nước tưới theo Nghị quyết đề ra. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hệ thống thủy lợi trên địa bàn Đắk Lắk phục vụ nước tưới cho diện tích cà phê hiện hữu chỉ đáp ứng khoảng 50.000 – 60.000 ha, còn lại phải sử dụng nước tưới từ giếng đào, giếng khoan và bơm trực tiếp từ sông suối.
“Phải tuân thủ quy hoạch vùng trồng cà phê theo chủ trương của UBND tỉnh là một trong những yêu cầu đặt ra trong hoạt động sản xuất cà phê hiện nay. Nếu không tuân thủ quy hoạch sẽ rơi vào tình trạng mất kiểm soát, kéo theo nhiều hệ lụy nảy sinh, trong đó nguồn nước tưới là vấn đề nóng bỏng nhất”.
Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Hoài Dương
|
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, nguồn nước nói trên hiện cũng đang sụt giảm nhanh chóng do những tác động bất lợi của tình trạng biến đổi khí hậu. Trong đó, nắng nóng và hạn hán diễn ra ngày càng gay gắt khiến nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất cà phê, nhất là diện tích cà phê ngoài quy hoạch trở nên hết sức nghiêm trọng.
Làm việc với một số địa phương về việc thực hiện Nghị quyết 24, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiên Văn nhìn nhận: Hàng trăm nghìn héc-ta cà phê bị khô héo, mất trắng, hoặc ảnh hưởng nặng nề đến năng suất, chất lượng sản phẩm vì thiếu nước tưới trong mùa khô hằng năm là tình cảnh mà người làm cà phê phải thường xuyên đối mặt và hứng chịu trong vòng 20 năm trở lại đây đã cho thấy sự bất cập trong việc quản lý, quy hoạch và phát triển diện tích cà phê theo kiểu “mạnh ai nấy làm” như đã và đang xảy ra.
Một bất cập nữa là cơ cấu vùng trồng cà phê ở Đắk Lắk còn quá manh mún và tự phát. Đến nay chỉ có hơn 10% diện tích cà phê do các doanh nghiệp quản lý, gần 90% diện tích còn lại do các hộ cá thể làm chủ với quy mô trung bình 0,8 - 1 ha/hộ.
Vì vậy, việc triển khai đồng bộ những tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê từ khâu sản xuất, thu hoạch đến chế biến, xuất khẩu còn gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện có gần 80% diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh được người dân trồng bằng giống cây thực sinh, chứ không qua chọn lọc và sự kiểm nghiệm khoa học nào của cơ quan chuyên môn.
Vì vậy, năng suất cà phê không cao, kích thước hạt nhỏ, không đồng đều và dễ bị nhiễm bệnh. Đặc biệt là vấn nạn người sản xuất đã quá lạm dụng bón phân hóa học, phun thuốc bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng với hàm lượng lớn nhằm đạt năng suất tối đa, đã không những làm cho cây cà phê nhanh chóng bị kiệt sức, mà còn làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng, khó phục hồi để cân bằng sinh thái và phát triển bền vững trong tương lai.
Từ những bất cập trên đã khiến “ngôi vương” của cà phê Đắk Lắk thiếu bền vững - không những trong hoạt động sản xuất, quản lý và giám sát vùng trồng, kiến tạo hệ sinh thái phù hợp giúp vườn cây phát triển, mà ngay trong cả việc tìm kiếm, thúc đẩy chuỗi gia tăng giá trị cho ngành hàng chiến lược này cũng chưa thật sự rộng mở và bứt phá.
Rõ ràng, thu hẹp dần và tiến tới xóa đi những bất cập ấy là đòi hỏi bức thiết đặt ra đối với các cấp, ngành hữu trách và cộng đồng sản xuất, kinh doanh cà phê nói chung trên địa bàn tỉnh để vị thế của loại cây trồng chiến lược này luôn được giữ vững.
Đình Đối
Bài viết gốc: https://www.baodaklak.vn/kinh-te/202404/ca-phe-da-tro-lai-ngoi-vuong-ky-2-8901c88/
Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”
CÁC TIN KHÁC
- Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng? (07/05/2024)
- Giá cà phê biến động: Không ngoài dự báo (06/05/2024)
- Cà phê đang “rớt giá khủng khiếp” (05/05/2024)
- Giá cà phê tăng: Chuỗi cung ứng gặp nhiều áp lực (03/05/2024)
- Giá cà phê thế giới lao dốc, vì sao? (03/05/2024)
- Cà phê đã trở lại “ngôi vương”? (Kỳ 1) (22/04/2024)
- Giá cà phê đã lên 125.000 đồng/kg (19/04/2024)
- Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg (17/04/2024)
- Giá cà phê cao, người trồng phấn khởi (05/04/2024)
- Giá cà phê tăng cao vượt mọi dự đoán (04/04/2024)
- Giá cà phê được dự báo tiếp tục tăng (03/04/2024)
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn
Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết,...
- Góp ý các dự thảo truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Đắk Lắk sẽ tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt
- Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
- Đắk Lắk có 2 thí sinh tham gia vòng Chung kết Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ VI
Giá cà phê tăng 1,2 triệu đồng/tấn
Giá cà phê trong nước ngày 2-5 đã tăng 1,2 triệu đồng/tấn, lên trên dưới 38 triệu đồng/tấn.
- Sẽ áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột coffee cho mô hình điểm
- Bản tin thị trường cà phê ngày 12/12/2014
- Bản tin thị trường cà phê ngày 28/10/2014
- Trải nghiệm với cà phê Buôn Ma Thuột
- Giá cà phê hôm nay 3-12: Rớt giá khủng khiếp như bong bóng vỡ
- Vòng chung kết Cúp bóng đá 7 người quốc gia 2024: Kỳ vọng hai đại diện của Ðắk Lắk
- Độc đáo bánh tráng hạt kơ nia
- Ðọc sách bằng trí tuệ nhân tạo, nên chăng?
- Giá cà phê hôm nay 4-12: Giá lại giảm mạnh, có nên bán tháo?
- Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa X: Sẽ xem xét, đánh giá 93 nội dung thông báo, báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết
- Giá cà phê xác lập kỷ lục mới: Nông dân hưởng lợi, doanh nghiệp gặp nhiều áp lực
- Bộ Công an đề xuất tăng gấp 6 lần mức phạt hành vi vượt đèn đỏ
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 27 (mở rộng): Tập trung triển khai thực hiện 4 nhiệm vụ lớn trong năm 2025
- Hiểm họa từ mua bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng trái phép
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN