A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Nông dân khó tiếp cận chính sách

14:08 | 21/12/2015

Có tới 47,69% số hộ nông dân biết đến chuyện hỗ trợ giá dầu, có tới 96,44% số hộ biết chính sách hỗ trợ tín dụng, nhưng chỉ có 11,39% hộ được hỗ trợ giá dầu và 65,77% tiếp cận với tín dụng ưu đãi…

Không phải đến bây giờ nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở Việt Nam mới được nhìn nhận là đối tượng dễ bị tổn thương, khó tiếp cận với chính sách.
 

Chính sách phát triển nông nghiệp cần hướng tới người nông dân.

Chưa được hưởng lợi

Nông dân sản xuất quy mô nhỏ vẫn được nhìn nhận với vai trò là tác nhân thay đổi của nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Người nông dân có khả năng thích ứng khá nhanh nhưng vẫn cần được định hướng. Đa phần người nông dân biết Nhà nước có hỗ trợ, nhưng buồn thay thực sự họ vẫn chủ động xoay sở chứ chưa trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà nước. 

Sau khi tiến hành khảo sát tại 4 tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Vĩnh Long, Đắk Lắk , Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố một kết quả: tỉ lệ người dân biết đến các chương trình, chính sách trợ giá khá cao (47,33%) song số nông hộ nhỏ được hưởng lợi thực sự còn hạn chế (11,39%).

Tương tự, với chính sách trợ giá đầu vào hoặc hỗ trợ tín dụng, tỉ lệ nông hộ biết đến rất cao (47,69% và 96,44% tương ứng) nhưng còn khoảng cách khá xa với tỉ lệ hộ tiếp cận được hỗ trợ (11,39% và 65.77%).

Kết quả này vừa được CIEM công bố cho thấy, "người nông dân - họ hoàn toàn chưa được hưởng lợi mặc dù đã có cơ chế bảo trợ xã hội đối với đối tượng này”. Và con số này  phần nào khoảng trống của chính sách, cũng như sự chênh lệch trong quá trình thực thi. Nhưng đặc biệt hơn từ đấy cho thấy người nông dân đang ở vị trí yếu thế trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Phần lớn nghiên cứu của các tổ chức kinh tế (Oxfarm, Action Aid) đều đi đến một kết luận đầu tư công không chỉ cơ hội kinh tế, động lực phát triển nông thôn mà còn mang lại cơ hội kinh tế, qua đó phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Nhưng từ thực tế, chỉ ra nghịch lý đầu tư công trong nông nghiệp đang giảm dần đều theo thời gian. Nông nghiệp là ngành xuất siêu, đem về nguồn thu lớn cho nền kinh tế, nhưng các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp chưa hướng nhiều đến người nông dân.

Ông Nguyễn Anh Dương - Phó Trưởng ban Ban Chính sách kinh tế vĩ mô, CIEM cho rằng, các hiệp định thương mại tạo nên động lực cho ngành nông nghiệp phát triển, nhưng để động lực này trở thành hiện thực, cần có một đòn bẩy. Đòn bẩy đó chính là đầu tư công. Đầu tư công không chỉ cơ hội kinh tế, động lực phát triển nông thôn mà còn mang lại cơ hội kinh tế, qua đó phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của nông nghiệp vai trò của người nông dân nhỏ lẻ không được quan tâm đúng mức. 

Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh tại một cuộc họp với nội dung nông nghiệp hội nhập thời TPP mới đây cũng đã đưa ra một con số: Tỷ trọng đầu tư nông nghiệp, từ 15% năm 2005 về 9% năm 2014, trong khi tỷ lệ này đặt trong bối cảnh chung của nền kinh tế phải là trên 30%. Điều này cho thấy đầu tư nông nghiệp của Việt Nam đang ở mức quá thấp.

Hỗ trợ trực tiếp

Ông Christopher Kinyanjui - Phó Tổng Giám đốc ActionAid Quốc cho rằng, Liên đoàn ActionAid Quốc tế luôn ủng hộ nhà nước có vai trò to lớn trong phát triển nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực quốc gia. Nông hộ sản xuất nhỏ đóng vai trò then chốt trong phát triển bền vững của các quốc gia có nhiều dân số làm nông nghiệp và sống bằng nông nghiệp như Việt Nam. Do vậy chính sách phát triển nông nghiệp cần hướng tới người nông dân.

Trong thời gian vừa qua, câu chuyện người nông dân khó tiếp cận tín dụng, người người nông dân khó vay vốn cũng đã được đặt ra gay gắt. Bản thân chính sách có, ngân hàng cũng nhập cuộc cho vay vốn nhưng tiếp cận được vốn khó như hái sao trên trời.

Theo hiến kế của các chuyên gia,  nên áp dụng chính sách hỗ trợ trực tiếp, tức là hỗ trợ gắn luôn với người sản xuất chứ không qua các doanh nghiệp hoạt động phân phối hoặc xuất nhập khẩu. Trong một chừng mực nhất định, nông dân và người nghèo hiện nay vẫn là những người yếu thế, rủi ro nhiều, năng lực vô cùng thấp. Cần phải thấy, trong khó khăn mà người nông dân vẫn sống được, chứng tỏ họ tuy có khả năng hạn chế, nhưng không phải là thiếu tiềm năng để phát triển.

Ông Nguyễn Anh Dương chia sẻ, “Hỗ trợ người nông dân không phải câu chuyện tình thương, mà sâu xa hơn, phải coi đây như là sự đầu tư lâu dài để họ vươn lên phát triển và có đủ khả năng phát triển được”.    

    Hồ Hương

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ