A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tìm giải pháp ghìm nợ công

14:31 | 13/07/2016

Bản nợ công do Bộ tài chính vừa công bố có những con số đáng lưu tâm: Dư nợ Chính phủ trong năm 2014 theo tính toán ở mức hơn 1,8 triệu tỷ đồng, ngân sách đã phải dành 260.800 tỷ đồng để trả nợ.

Xu hướng nợ công tăng nhanh

Bản tin nợ công do Bộ tài chính công bố chỉ ra, dư nợ chính phủ liên tiếp tăng trong chuỗi thời gian được thống kê từ năm 2010 đến 2014. Trước đó, từ năm 2010, nợ nước ngoài luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ. Ví dụ, trong năm 2010, trong tổng số 889.000 tỷ đồng nợ thì hơn 530.000 tỷ đồng là nợ nước ngoài và chỉ hơn 359.000 tỷ đồng là nợ trong nước. Tương tự, năm 2011 và năm 2012, nợ nước ngoài cũng tăng dần khi lần lượt là hơn 666.000 tỷ đồng và trên 727.000 tỷ đồng.

Theo tính toán, dư nợ Chính phủ so với thu ngân sách của năm 2014 bằng 211,5%. Tỷ lệ này tăng dần trong 5 năm liên tiếp. Từ ngưỡng 157,9% trong năm 2010, dư nợ Chính phủ so với thu ngân sách lên mức 162%, 172%, 184% và 211,5% những năm tiếp theo. Tổng số tiền trả nợ trong năm 2014 theo báo cáo là hơn 260.000 tỷ đồng. Con số này tăng tới gần 199% so với năm 2010. Trong những năm trước, tổng trả nợ trong kỳ chỉ ở mức hơn 87.000 tỷ đồng năm 2010, năm 2011 lên gần 111.000 tỷ đồng.

Trong khi đó một con số mới hơn được ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cập nhật cho biêt đến ngày 31-12-2015, ước tính nợ công của Việt Nam ở mức 62,2% GDP, nợ Chính phủ ở mức 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ở mức 16,0% tổng thu ngân sách nhà nước. Giới chuyên gia cũng như người dân rất lo lắng về  xu hướng tăng nhanh của nợ công. Đặc biệt là trong bối cảnh thu ngân sách ngày càng khó khăn. 

Những biện pháp cụ thể

Được biết, hiện nay Bộ Tài chính đang phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể, quyết liệt để giữ cho nợ công không vượt qua ngưỡng an toàn với lộ trình cụ thể: Thứ nhất, phải giám sát kiểm soát kỹ các khoản vay mới. Như đã nói ở trên, áp lực vay nợ cho phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn vì vậy để giảm áp lực này trước hết phải xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn trong khả năng cân đối và đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa; kiểm soát chặt chẽ danh mục đầu tư công và chỉ tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực then chốt cần sự đầu tư của Nhà nước.

Thứ hai, việc thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nợ công phải tuân thủ đúng dự toán được giao; tránh hiện tượng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, đặc biệt là tăng từ nguồn vốn vay do triển khai chậm trễ, không đúng tiến độ dẫn đến khối lượng tăng lên. Chú trọng nâng cao hiệu quả sự dụng đầu tư công, sử dụng nợ công.

Thứ ba, kiên quyết cắt giảm bội chi NSNN theo lộ trình đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng XII và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020; tiếp tục giảm bảo lãnh Chính phủ, ưu tiên bố trí nguồn NSNN để trả nợ.

Thứ tư, thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước nhằm tăng nguồn vay trung và dài hạn cho đầu tư phát triển.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định cần khẩn trương thực hiện cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vay dài hạn để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công. 

Giai đoạn hiện nay cũng như 5 năm tới, trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn và diễn biến kinh tế thế giới, trong nước còn nhiều biến động khó lường, để các chỉ tiêu nợ không vượt trần cho phép, đảm bảo cho an toàn nợ công, thì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia phải được đặt lên hàng đầu. Kế hoạch đầu tư công trung hạn cũng cần được xây dựng trong khả năng cân đối và đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa.     

H.Hương

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ