A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Hạn chế thu hút đầu tư do thiếu mặt bằng sản xuất

13:40 | 31/07/2017

Thời gian qua, tỉnh đã thành lập, đầu tư hạ tầng và mở rộng quy hoạch các khu, cụm công nghiệp (CCN) để tạo quỹ đất, mặt bằng sản xuất công nghiệp.

Tuy nhiên, diện tích và chất lượng mặt bằng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp (DN) vào đầu tư dự án.

Toàn tỉnh hiện có 2 CCN là Tân An 1 và 2 (TP. Buôn Ma Thuột) được coi là hoạt động hiệu quả nhất, từ số lượng DN đến đầu tư cũng như hoạt động của các dự án. Cụ thể, 2 CCN này có tổng diện tích gần 105 ha, hiện đã có 74 dự án đăng ký đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Đóng góp của CCN Tân An 1 và 2 đối với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố là rất đáng kể, các dự án hoạt động tại đây đã giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động địa phương, nộp ngân sách gần 100 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy, việc sử dụng quỹ đất tại đây vẫn chưa hiệu quả, nhiều dự án thuê đất nhưng chưa triển khai xây dựng hoặc xây dựng nhà xưởng nhưng chậm tiến độ kéo dài, chỉ hoạt động một phần dự án và ngừng hoạt động. Điều này đã gây lãng phí lớn về mặt bằng sản xuất, khiến nhiều DN có nhu cầu đầu tư hoặc di dời xưởng sản xuất gần khu vực dân cư vào đây nhưng không có chỗ. Do đó, TP. Buôn Ma Thuột đã đề nghị UBND tỉnh và các cơ quan chức năng xem xét, thu hồi dự án để tạo quỹ đất bố trí cho các nhà đầu tư khác với diện tích đất công nghiệp khoảng 10 ha.

Một cơ sở sản xuất ổn định trong Cụm công nghiệp Ea Đar, huyện Ea Kar.

Một cơ sở sản xuất ổn định trong Cụm công nghiệp Ea Đar, huyện Ea Kar.

Ngoài 2 CCN trên, toàn tỉnh còn có 6 CCN đã được thành lập vừa hoạt động vừa xây dựng hạ tầng, gồm: CCN Ea Lê (huyện Ea Súp), Ea Đar (huyện Ea Kar), Krông Búk 1 (huyện Krông Búk), CCN huyện Cư Kuin, huyện M’Đrắk và Ea Ral (huyện Ea H’leo). Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các CCN này còn manh mún, chưa có CCN nào được xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Thậm chí, một số CCN đã hoạt động nhiều năm, nhưng ngoài việc giải phóng mặt bằng thì chưa được đầu tư nhiều, CCN vẫn còn là khu đất trống, chưa có cổng, tường rào xung quanh. Do đó, một số DN muốn vào sản xuất tại CCN nhưng chất lượng mặt bằng sản xuất và các dịch vụ đi kèm chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, một số CCN được thành lập nhưng quy hoạch ngành nghề chưa thật sự phù hợp với thực tế, nên quỹ đất công nghiệp vẫn chưa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả.

Ngoài ra, một số CCN tại các huyện, nhất là địa bàn vùng sâu vùng xa chưa được hình thành do mới xây dựng quy hoạch và chưa có kinh phí triển khai. Điển hình như huyện Krông Năng là địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi, sản xuất phân vi sinh, nhưng CCN của huyện chưa được xây dựng, nên gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp theo quy mô tập trung. Tương tự, huyện Krông Ana có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản, nhưng đáng tiếc là ở đây chưa có CCN nào hoạt động để thu hút nhà đầu tư.

Một cơ sở sản xuất mộc dân dụng trong Cụm công nghiệp Tân An 1.

Một cơ sở sản xuất mộc dân dụng trong Cụm công nghiệp Tân An 1.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 14 CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, trong đó, 8 CCN vừa hoạt động vừa xây dựng hạ tầng. Theo số liệu của Sở Công thương, đến nay, đã có 123 dự án đầu tư và đăng ký đầu tư vào các CCN với tổng diện tích 227,7 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 73,6%.

Ngày 14-3-2017, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Cụ thể, đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 15 CCN - Tiểu thủ công nghiệp, năm 2025, bổ sung thêm 9 CCN, với tổng diện tích hơn 662 ha, tổng vốn đầu tư 3.387 tỷ đồng. Theo đó, tất cả các huyện sẽ có CCN, đồng thời, một số địa bàn có nhu cầu mặt bằng sản xuất lớn như TP. Buôn Ma Thuột, huyện Ea H’leo, Ea Kar, Cư Kuin thì sẽ thành lập thêm CCN. Quy hoạch này là cơ sở để địa phương thành lập các CCN, quảng bá, thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường gần khu dân cư vào cụm. Cùng với việc tạo mặt bằng sản xuất để đón đầu dự án đầu tư, địa phương cũng có cơ chế ưu đãi cho các DN vào đầu tư tại các khu, CCN, trong đó, được miễn giảm tiền thuê đất, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập DN và những chính sách ưu đãi khác tùy theo từng địa bàn cụ thể.

Cùng với việc quy hoạch các CCN, UBND tỉnh cũng đã xây dựng Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu công nghiệp (KCN) đến năm 2020, trong đó, sẽ mở rộng KCN Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột) thêm 150 ha; đồng thời, thành lập KCN Phú Xuân (huyện Cư M’gar) với diện tích 283,6 ha, tập trung vào các lĩnh vực: chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ, chế biến thức ăn gia súc, cơ khí chế tạo khuôn mẫu, công nghệ sinh học, dược phẩm…

Minh Thông

 

 

    Nguồn: "Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ