A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Thu hút kiều hối để tăng nội lực

14:47 | 18/01/2018

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng thứ 3 châu Á và thứ 11 thế giới về thu hút kiều hối.

Lượng kiều hối về nước năm 2017 khả quan. (Ảnh: Internet).

Tín hiệu lạc quan

Kiều hối đang được coi là điểm sáng của nền kinh tế vì dòng vốn này về nước vô điều kiện, đồng thời không lo bị rút vốn như các doanh nghiệp FDI. Nguồn vốn này hỗ trợ rất nhiều cho nền kinh tế như bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cân bằng cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế tổng thể, tăng lượng cung ngoại tệ giúp ổn định thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ. 

Nếu trước đây kiều bào gửi tiền về nước chủ yếu để người thân tiêu dùng cá nhân, nay dòng vốn này đã tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh và bất động sản. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ cấu sử dụng kiều hối trong 3 năm gần đây gồm 30% đầu tư sản xuất kinh doanh, 30% gửi tiết kiệm, 20% mua vàng, đầu tư bất động sản 16% và tiêu dùng chiếm 4%.

Theo các chuyên gia, nguồn kiều hối chuyển về nước năm nay ước tính ngót nghét 10 tỷ USD, trong đó TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 70%. Đây là một tín hiệu tích cực, tạo ra kỳ vọng kiều hối sẽ thuận lợi chảy về Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới, cần hướng đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ kiều bào để có được nguồn vốn ổn định và chất lượng. Vậy làm sao để tăng lượng kiều hồi về đầu tư để phát triển trong nước? 

Tại các diễn đàn, nhiều kiều bào cho rằng, Việt Nam quản lý ngoại hối quá chặt. Chính sách hiện cũng chưa đủ thông thoáng để nhà đầu tư kiều bào chuyển nhượng vốn hoặc chuyển lợi nhuận kinh doanh ra nước ngoài thuận lợi, tạo rào cản đối với việc đầu tư về nước. Do đó, Việt Nam cần phải có thêm cơ chế chính sách hợp lý để thu hút kiều hối trong giai đoạn mới. 

Trước đây, nguồn kiều hối chủ yếu từ người Việt ở nước ngoài gửi về cho người thân ở Việt Nam. Song gần đây, thế hệ này cũng đã già và qua các thế hệ sau, mối liên hệ với người thân tại Việt Nam cũng giảm dần. Do đó, lượng tiền gửi về cho người thân đã có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư về Việt Nam của kiều bào vẫn luôn rất lớn. Cả nước hiện đang có khoảng 1.110 doanh nghiệp có vốn của người Việt Nam ở nước ngoài.

Cần có chính sách phù hợp

Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài cho rằng, muốn cải thiện nguồn kiều hối cần có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút vốn từ những đối tượng này. Một số báo cáo cho biết, trong số các dự án đầu tư chỉ có khoảng 2/3 dự án đạt hiệu quả do vướng mắc trong chấp nhận quyết định đầu tư của địa phương, thời gian chờ đợi quá lâu, phải thông qua nhiều môi giới, trung gian. Điều này khiến nhiều kiều bào chưa mạnh dạn đầu tư về nước.

Theo các chuyên gia kinh tế, muốn thu hút nguồn vốn đầu tư của kiều bào cần phải sớm giải quyết nhiều vấn đề như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, cam kết hỗ trợ đầu tư. Vì đối với kiều bào cơ hội kinh doanh tại Việt Nam chưa rõ ràng, nhiều rủi ro và cơ chế hỗ trợ chưa tốt. 

Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ nhìn nhận, chính sách của ta hay thay đổi nên kiều bào ngại đầu tư bởi khi thay đổi rồi lại không tiên lượng được. Với Nghị quyết 6 của Trung ương cần cụ thể hóa thêm vào những lĩnh vực cụ thể từng ngành nghề và đặc biệt cần cắt giảm tối thiểu các điều kiện kinh doanh đầu tư. Kiều bào gửi về cho bà con là người trong nước thì không có vấn đề nhưng riêng đầu tư lấy danh nghĩa kiều bào thì chính sách này cần hoàn thiện thêm.

Cũng theo ông Lưu Bích Hồ, các thủ tục hành chính cần thông thoáng nhưng ta lại hay “khép nép” thành ra làm cho thủ tục mất thời gian. Do đó thời gian tới cần cải tiến thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh để môi trường đầu tư thông thoáng, tạo niềm tin của kiều bào với thị trường trong nước để họ tin tưởng đầu tư.

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng, thứ nhất chính sách phải ổn định rõ ràng và công khai minh bạch. Thứ hai các dịch vụ phục vụ phải tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi, không gây phiền hà, không có sự o bế gây cản trở. Vì hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đó nên họ còn do dự khi đầu tư về nước.

“Chính sách phải có quy hoạch dự báo chính sách rất chuẩn và sát với thông lệ quốc tế, khi đưa ra hoàn chỉnh và đáp ứng yêu cầu và có thể thực hiện được ngay. Khi có chính sách phải cụ thể hóa triển khai thống nhất cả hệ thống và tuyên truyền cho đầy đủ rõ ràng minh bạch. Đó là những điều kiện cụ thể để họ có thể yên tâm” - ông Kiêm nói.

H.Vũ

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ