A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Ngành ô tô: Cần đòn bẩy mạnh mẽ từ chính sách

09:37 | 18/12/2018

Dù không phải là sớm, nhưng sự ra đời của những chiếc ô tô “made in Việt Nam” đang mở ra bước ngoặt mới cho ngành tô tô nước nhà. Giới chuyên gia nhận định, ổn định chính sách,...

mở rộng quy mô thị trường, gỡ khó bài toán về vốn cho doanh nghiệp (DN) phụ trợ, tăng cường liên kết… là những bước đi cần phải thực hiện để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô.

Ngành công nghiệp ô tô có bước bứt phá đáng ngạc nhiên trong năm 2018.

Bước đột phá ấn tượng

Ngành ô tô nước nhà đã có những bước phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây. Đáng chú ý, một số DN sản xuất, lắp ráp ô tô lớn trong nước đã hình thành và có bước phát triển khá ấn tượng. Có những dự án lớn đã được triển khai như dự án Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast (tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng, công suất 500.000 xe/năm), nhà máy sản xuất ô tô Thaco Mazda (tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng, công suất 100.000 xe/năm); nhà máy sản xuất ô tô Hyundai Thành Công (tổng vốn đầu tư 1.320 tỷ đồng, công suất 40.000 xe/năm).

Điểm sáng nhất của bức tranh ngành ô tô chính là sự ra mắt của 2 sản phẩm ô tô mang thương hiệu Việt Nam hồi tháng 10 vừa qua và đến thời điểm này, những chiếc ô tô của Tập đoàn Vingroup đã chính thức được bày bán trên thị trường Việt Nam. Cùng với sự xuất hiện ấn tượng này, những công ty như Trường Hải (Thaco), Huyndai Thành Công… sẽ góp phần không nhỏ vào bước phát triển mới của ngành ô tô nước nhà, dần biến giấc mơ sở hữu ô tô giá rẻ của người tiêu dùng Việt Nam trở thành hiện thực.

Nếu như năm 2015, lần đầu tiên sản lượng sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước đạt trên 200 nghìn xe/năm thì năm 2016, sản lượng tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 283,3 nghìn xe/năm. Đặc biệt, một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ…Và ngành ô tô phát triển ấn tượng hơn cả là vào năm 2018, kể từ khi có hàng loạt chính sách quan trọng được áp dụng khi chúng ta “mở cánh cửa hội nhập”, đó là chính sách thuế nhập khẩu của một số dòng xe từ ASEAN về 0%; thuế tiêu thụ đặc biệt của các dòng xe động cơ dưới 2.0L giảm thêm 5%, Nghị định 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô có hiệu lực.

Số liệu của Bộ Công thương cho biết, tính chung 10 tháng năm 2018, sản lượng sản xuất ô tô ước đạt 208,1 nghìn chiếc, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu trên mở ra cho ngành ô tô nước nhà những kỳ vọng mới về một sự bứt phá trong thời gian tới.

Cần đòn bẩy chính sách

Tuy nhiên, dù đã có những bước đi khá ấn tượng, song trong khoảng gần 3 thập kỷ qua, quy mô của các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô vẫn ở mức khiêm tốn, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Đây chính là điểm nghẽn dai dẳng khiến cho ngành ô tô cứ ì ạch mãi, không thể bứt phá.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô thấp nguyên nhân chính là do thị trường không đủ lớn để DN đầu tư. Bên cạnh đó, quan hệ giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp phụ tùng linh kiện còn rời rạc…Tất cả những nguyên nhân đó hình thành nên chiếc vòng luẩn quẩn khiến công nghiệp ô tô Việt Nam khó lớn.

Nhận định về thực tế này, ông Lương Đức Toàn - Phó trưởng phòng Phòng Công nghiệp chế biến, chế tạo (Cục Công nghiệp-Bộ Công thương) cho biết, công nghiệp hỗ trợ là một trong những yếu tố quyết định giá cả xe ô tô do DN trong nước sản xuất và lắp ráp. Nhưng do công nghiệp hỗ trợ yếu kém nên chi phí sản xuất xe ở Việt Nam vẫn bị chênh giá hơn hẳn xe nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN (khoảng từ 10-20%). Đi sâu vào phân tích nguyên nhân khiến công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô chậm phát triển, ông Toàn cho rằng là do dung lượng thị trường nội địa hạn chế, lại bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp và nhiều mẫu mã khác nhau khiến cho các công ty cả sản xuất, lắp ráp và sản xuất linh kiện phụ tùng rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt…

Giới chuyên gia nước ngoài cũng nêu quan điểm, quy mô thị trường đóng vai trò quyết định việc phát triển công nghiệp phụ trợ và công nghiệp ô tô. Với quy mô còn hạn hẹp như hiện nay (khoảng dưới 300.000 xe/năm), ngành ô tô Việt Nam khó có thể có những bước “nhảy vọt” như mong muốn.

Ông Shinjiro Kajikawa - Phó giám đốc Toyota Việt Nam nhận định, bên cạnh yếu tố quy mô nhỏ, thị trường Việt Nam còn thường xuyên bị biến động và bất ổn về chính sách khiến cho các nhà đầu tư do dự khi vào muốn đổ vốn vào thị trường. Bởi vậy, vị này cho rằng, chính sách cần tạo sự ổn định và có những quy định cụ thể để nhà đầu tư yên tâm đổ vốn vào thị trường ô tô của Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, đối với ngành công nghiệp ô tô, Chính phủ đã có nhiều động thái hỗ trợ cho cộng đồng DN, nhưng ở chiều ngược lại, DN cũng cần chủ động để nâng cao năng lực sản xuất, đón đầu xu thế hội nhập, tận dụng mọi cơ hội khi chúng ta ký kết các Hiệp định thương mại tự do, nếu DN Việt Nam không nhanh chân, cơ hội sẽ tuột về tay các DN FDI.    

Minh Phương

    nguồn daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ