A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Giảm tỷ lệ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật

14:33 | 25/12/2015

Đó là nhận định của nhiều đại biểu tham dự Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật...

...  nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2011-2015 (Đề án 2160), do Bộ Tư pháp phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên, Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 23/12.

Ảnh minh họa.

Đánh giá kết quả sau 5 năm thực hiện Đề án 2160 cho thấy, Đề án đã nhận được sự quan tâm của nhiều cấp ngành, nhất là ở địa phương. Cụ thể, 39/49 tỉnh, thành phố có thống kê đạt và vượt mục tiêu 80% thanh thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền và nghĩa vụ; 41/48 tỉnh, thành phố đạt mục tiêu 100% thanh niên trong trường hợp được phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống, công việc học tập phù hợp với lứa tuổi của các em; 44/50 địa phương có 80% thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật. Đặc biệt, có nhiều địa phương giảm được tỷ lệ số người vi phạm pháp luật là thanh, thiếu niên từ 10% trở lên như Thái Bình, Yên Bái, Bắc Kạn…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận sau 5 năm thực hiện Đề án , theo đánh giá chung, việc tổ chức thực hiện vẫn chưa đồng đều, chưa đẩy mạnh và triển khai sâu rộng đến cơ sở.

Các mô hình, hình thức PBGDPL cho thanh, thiếu niên chưa được đổi mới, vận dụng phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của thanh thiếu niên…; các địa phương còn gặp khó khăn về nguồn lực, nhất là kinh phí, do đó việc PBGDPL cho thanh thiếu niên chỉ mới tập trung vào nhóm học sinh, sinh viên, chưa có điều kiện thực hiện liên tục, thường xuyên đối với các nhóm đối tượng thanh, thiếu niên là thanh niên tự do, không có việc làm – đây là nhóm thanh niên có nguy cơ phạm tội cao.

Các đại biểu cũng đã đề xuất nhiều giải pháp như nâng cao nhận thức của một số cấp ủy, lãnh đạo địa phương về ví trí, vai trò của thanh, thiếu niên và công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên; đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL; xây dựng sân chơi về pháp luật phù hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi thanh niên.

    Lan Hương

 

    Nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ