A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Lý giải triệu chứng rối loạn giấc ngủ

08:06 | 21/09/2017

Mất ngủ có thể gây ra mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng học tập, giảm cân nặng, giảm thân nhiệt, có thể dẫn tới tử vong. Mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng.

Ảnh minh họa

Một bé sơ sinh ngủ gần như suốt ngày, thỉnh thoảng thức giấc để ăn, bú. Thanh niên hoặc trung niên ngủ trung bình 8 - 9 giờ mỗi ngày. Với người cao tuổi ngủ sẽ ít hơn nhiều (khoảng 5 - 6 giờ, thậm chí 4 - 6 giờ), nhưng thường dễ bị thức giấc giữa chừng (lo nghĩ, đi tiểu…), nhất là các cụ ông bị bệnh tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, vấn đề không phải là ngủ nhiều hay ngủ ít giờ, chủ yếu là chất lượng giấc ngủ có tốt hay không? Ngủ tốt là giấc ngủ sâu, êm đềm, không mộng mị, không thức giấc và mỗi sáng khi thức dậy cảm thấy sảng khoái, dễ chịu, đó mới là giấc ngủ tốt, đặc biệt là người cao tuổi.

Mất ngủ có thể gây ra mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng học tập, giảm cân nặng, giảm thân nhiệt, có thể dẫn tới tử vong. Mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng.

Ở một số người, mất ngủ có thể thoáng qua khi thay đổi điều kiện sống. Mất ngủ cũng có thể bền vững do các stress. Trong trầm cảm nặng, thường bắt đầu bằng mất ngủ và không cần điều trị mất ngủ.

Ngủ nhiều ngược lại với mất ngủ. Nhiều bệnh nhân than phiền mình luôn buồn ngủ, thậm chí họ có thể rơi vào trạng thái ngủ trong khi đi. Ngủ nhiều thường là 9 - 10 giờ mỗi đêm.

Cận giấc ngủ là hiện tượng không phổ biến, xuất hiện đột ngột trong khi ngủ hoặc xảy ra giữa trạng thái thức và ngủ. Nếu xuất hiện trong giấc ngủ, cận giấc ngủ thường xảy ra ở giai đoạn 3 và 4 của nhịp giấc ngủ. Cận giấc ngủ bao gồm ác mộng, rối loạn hoảng sợ, miên hành và các rối loạn cận giấc ngủ không biệt định khác.

Rối loạn thời gian giấc ngủ: Triệu chứng phổ biến nhất là không thể ngủ được khi họ muốn ngủ, mặc dù họ có thể ngủ được vào lúc khác. Mặt khác, họ không hoàn toàn tỉnh táo khi cần tỉnh táo, nhưng họ cũng rất tỉnh táo vào lúc khác khi họ không cần tỉnh táo.

Người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ có liên quan đến cao huyết áp không?

Theo các chuyên gia, mất ngủ và tăng huyết áp có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi một người bị rối loạn giấc ngủ liên tục, kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng (ngủ ít, ngủ không sâu, hay mộng mị, hay bị thức giấc hoặc khi thức giấc rất khó để ngủ lại…) sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của huyết áp. Các nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa tăng huyết áp và thiếu ngủ.

Thiếu ngủ có thể do số giờ ngủ ít hoặc chất lượng giấc ngủ kém sẽ tăng áp lực lên tim. Đó là lý do vì sao khi thức, tim đập nhanh hơn để đưa máu đi khắp cơ thể, còn khi ngủ, cơ thể không đòi hỏi lưu lượng máu nhiều, do đó, nhịp tim chậm và tim được nghỉ ngơi nhiều hơn. Khi không có thời gian nghỉ ngơi nhiều, cơ tim sẽ bị mệt và dễ lâm bệnh.

Do tim phải hoạt động nhiều, liên tục (nếu ngủ càng ít, tim càng phải hoạt động nhiều hơn) huyết áp có thể tăng. Bởi vì, huyết áp là áp lực của máu tác động vào thành mạch, ảnh hưởng bởi lực co bóp của cơ tim. Như vậy, ở những người ít ngủ, thiếu ngủ, thường xuyên phải thức, tim và hệ mạch máu phải hoạt động nhiều hơn nên dễ gây ra các rối loạn hoạt động của hệ tim mạch dẫn đến bệnh tăng huyết áp. Mặt khác, huyết áp không chỉ bị ảnh hưởng bởi bản thân thành mạch máu mà còn chịu tác động từ các bó thần kinh xung quanh đó.

Đây là một phát hiện mới, mang tính đột phá của các nhà nghiên cứu tại Đại học King London Anh quốc. Họ tuyên bố rằng khám phá này đủ để đánh dấu mốc cho một “sự thay đổi nền tảng” trong hệ thống kiến thức chúng ta sử dụng, nhìn nhận và điều trị các vấn đề huyết áp. Nó sẽ mở ra một con đường can thiệp mới vào huyết áp, giúp hàng trăm ngàn người giảm thiểu nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Phát hiện mới cũng là cơ sở giải thích tại sao căng thẳng và cảm xúc cũng có thể ảnh hưởng tới huyết áp. Thành mạch máu, bản thân nó không liên quan đến xúc cảm và não bộ, nhưng các dây thần kinh thì có. Như vậy, khi rối loạn gấc ngủ càng làm mệt mỏi, căng thẳng thần kinh sẽ ảnh hưởng xấu đến huyết áp.

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ như do tác động xấu tâm lý (về hưu, mất việc làm, đổi chỗ ở, ly dị, nhà ở chất chội, hay có cãi vã trong gia đình, hàng xóm…). Hoặc mất ngủ do mắc bệnh trầm cảm hoặc do bị bệnh mạn tính (đau xương khớp, viêm đường tiết niệu phải đi tiểu nhiều, nhất là ban đêm, bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới, do bệnh tim, bệnh hen suyễn…).

Trong đó có bệnh tăng huyết áp làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Bởi vì, các nhà nghiên cứu kết luận rằng ngủ không đủ thời gian cần thiết sẽ ảnh hưởng đến khả năng đốt cháy calo, do đó sẽ làm tăng nguy cơ tăng cân, béo phì. Họ thấy rằng những phụ nữ nếu ngủ 7 - 8 giờ mỗi đêm nguy cơ tăng cân là rất thấp. Nhưng ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nhiều khả năng bị béo phì. Béo phì là một trong những nguyên nhân làm tăng mỡ máu, từ đó sẽ làm xơ vữa động mạch gây tăng huyết áp.

Làm sao ngăn ngừa tình trạng rối loạn giấc ngủ?

Cần áp dụng phương pháp vệ sinh tâm lý giấc ngủ như tạo thói quen thức ngủ đúng giờ, tránh dùng thuốc và các chất có thể kích thích thần kinh trung ương, tránh các căng thẳng tâm lý, cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, hài hoà tránh quá mức, trước khi đi ngủ dùng các phương pháp gây êm dịu cổ truyền như: bấm huyệt, xoa bóp, tắm nước ấm…

Ngoài ra có thể áp dụng các liệu pháp tâm lý (cần có sự hỗ trợ của các nhà tâm lý, thầy thuốc) như thư giãn, luyện tập, âm nhạc,…

Chỉ sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ khi các phương pháp trên không có hiệu quả. Khi sử dụng phải có sự chỉ định của thầy thuốc.

Không nên tự ý dùng thuốc ngủ vì có thể có tác dụng phụ hoặc lệ thuộc (nghiện) đặc biệt là các thuốc hướng thần.

PHẠM TIẾN
 
(Kiến thức gia đình số 36)

    Nguồn:nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ