A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Những bài thuốc từ cây sung

08:40 | 10/12/2013

Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae), là loại cây có thân gỗ lớn, cao khoảng 10 – 15 mét, thường mọc hoang dại ở những nơi đất ẩm ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối và người dân trồng làm cây cảnh. Quả sung, nhự

Theo các nhà dinh dưỡng, quả sung có chứa vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, canxi, sắt, phốt pho, mangan, natri, kali nên quả sung dùng để nấu ăn, chữa được nhiều bệnh. Theo Đông y, lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Vỏ của cây sung có vị chát, tính bình, tác dụng  như lá sung. Còn quả sung cũng có vị ngọt, hơi chát, tác dụng lợi tiêu hóa, lợi trung tiện, nhuận trường, diệt khuẩn, tiêu viêm, tiểu đường, ho, viêm phế quản,  hen suyễn...

Những bài thuốc từ cây sung:

- Chữa kiết lỵ: Sung 5-7 quả, sắc lấy nước uống, mỗi ngày hai lần.

 -Thanh nhiệt, tiêu viêm: Lấy 5 – 10 quả sung sắc uống có tác dụng thanh nhiệt nhuận trường, nhuận phế, dứt ho, có thể trị bệnh phổi, nhiệt, khàn giọng, yết hầu sưng đau, ho, đại tiện bí, kiết, trĩ, lòi dom… Nếu họng viêm, đau rát ăn vài quả thì có thể giải độc, tiêu viêm.

- Chữa ho khan không đờm: Sung chín tươi 50 - 100 gam (gọt vỏ hoặc rửa sạch), nho khô lượng vừa đủ, gạo tẻ 20 - 50 gam. Hấp thành bánh ngọt hoặc nấu thành cháo ăn. Mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối.

- Chữa mụn lở hoặc vú sưng đau: Lá sung giã nát, trộn với nhựa sung đắp lên.

- Chữa trĩ ngoại: Lấy 5 lạng lá sung thái nhỏ đổ ngập nước sắc kỹ rồi để ra chậu cho bệnh nhân ngồi lên để xông, sau đó lại vớt lá (còn ấm) đắp lên chỗ đau, lá nguội lại thay lá sung khác, mỗi ngày 2-3 lần như thế, liền trong 2-3 ngày. Ở nơi không có lá sung tươi có thể dùng lá sung khô.

- Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lấy nhựa sung phết lên giấy mỏng, dán kín lên chỗ đau (nếu mụn chưa vỡ mủ thì nhớ chừa một lỗ bằng đầu đũa ở chính giữa miếng giấy).

 - Chữa thiếu sữa sau sinh: Quả sung 50g,  mít non 40g, đậu xanh 20g, gạo nếp 50g, gạo tẻ ngon 50g, chân giò heo 1 cái. Tất cả hầm nhừ, ăn thay cơm. Cần ăn vài ngày liền.

 - Chữa trúng độc đau bụng, nôn mửa (do ăn trúng độc): Lấy lá sung non rửa, giã vắt lấy nửa chén nước cốt, hòa vào nửa  chén nước ấm rồi uống.

- Chữa ghẻ: Lá sung 100g, lá rau sam 100g, bồ kết 30g, muối 5g. Tất cả giã nhỏ vắt lấy nước bôi vào chỗ bị ghẻ. Đối với trẻ nhỏ, dùng lá sung non giã nát xát lên nhiều lần.

 -Chữa táo bón, trĩ, thông tiện, tiêu viêm: Mỗi ngày ăn sống 5-10 quả sung, cần ăn trong 7 ngày liền

DS. Mỹ Nữ

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ