A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cẩn trọng với dịch bệnh bùng phát

10:52 | 19/02/2019

Ghi nhận ngay trong những tháng đầu năm 2019 cho thấy, tại Hà Nội và TP HCM số người mắc sởi, sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng cao.

 Bên cạnh đó, số người mắc cúm A/H1N1 cũng tăng nhanh trong những ngày qua, đặc biệt đã có trường hợp tử vong cả mẹ lẫn con do nhiễm cúm A/H1N1.

Tiêm vắc xin cho trẻ em.

Số người mắc sởi đang gia tăng

Thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho thấy, từ đầu năm tới nay, toàn thành phố có 978 trường hợp mắc bệnh sởi xuất hiện đủ ở các quận, huyện. BS Lê Hồng Nga - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM), nhận định, tình hình dịch sởi trên địa bản thành phố đang diễn biến hết sức phức tạp. 

Theo các chuyên gia, tháng 1 hàng năm lẽ ra là thời điểm cuối “mùa sởi”, nhưng tại TP HCM trẻ em, người lớn, thai phụ đang phải nhập viện hàng loạt vì bệnh sởi đang gia tăng. Không ít thai phụ mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi, chuyển dạ, có dấu sinh phải chuyển qua các bệnh viện phụ sản và sinh non.

Còn tại Hà Nội, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cho biết, trong kỳ nghỉ Tết vừa qua, toàn thành phố ghi nhận 6 ca mắc bệnh sởi, nâng số ca mắc từ đầu năm tới nay lên 114 ca. Tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2018 (chỉ 8 ca mắc bệnh).

Theo PGS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), năm nay bệnh sởi diễn biến bất thường khi có nhiều ca người lớn và trẻ em cùng mắc bệnh. Bên cạnh đó, hiện dịch sởi cũng tăng mạnh trên toàn thế giới. Ngay trong những tuần đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại Uraina và Hoa Kỳ. 

Bệnh nhân nhập viện do dịch sởi tại TP HCM.

Nguy kịch vì chủ quan với cúm A/H1N1

Thông tin từ Khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai), trong dịp Tết vừa qua, khoa tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm cúm mùa nhưng diễn biến nguy kịch, cả 4 ca nhập viện đều phải thực hiện kỹ thuật cao nhất, tim phổi nhân tạo (ECMO) để hi vọng cứu bệnh nhân nhưng một trường hợp là sản phụ mang song thai 24 tuần đã không thể qua khỏi, một trường hợp khác diễn biến rất nặng.

PGS.TS Đào Xuân Cơ - Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai), chia sẻ, Cúm A/H1N1 là loại cúm thường gặp ở Việt Nam, do vi rút gây ra và lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân. Đa số các trường hợp cúm mùa sẽ tự khỏi.

Ở giai đoạn đầu bệnh thường kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn... Sau đó, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, thường kéo dài 3 ngày đầu, nhưng có thể lên tới 4 - 8 ngày, nhiệt độ thường tăng nhanh và cao đến 40 - 41 độ C.

Tuy nhiên một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nặng: sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Đặc biệt là những trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ... Vì thế, khi có các biểu hiện ho tăng lên, sốt tăng, tức ngực, khó thở khi đã được dùng các thuốc cảm cúm thông thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tiêm vắc xin để phòng chống dịch bệnh

Phân tích từ các nhà khoa học, việc dịch sởi bùng phát tại một số nước hiện nay là do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước và sẽ để lại hậu quả lớn cho sức khỏe người dân cũng như tăng chi phí điều trị so với việc chỉ phải tiêm vắc xin sởi thông thường. Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy, tại Việt Nam, ở một số nơi vùng sâu, vùng xa và những đô thị (có số trẻ biến động lớn) có nhiều trẻ còn chưa được tiêm vắc xin sởi đầy đủ. Do đó, các địa phương này có nguy cơ ghi nhận trường hợp mắc và các ổ dịch sởi tại cộng đồng.

BS Trương Hữu Khanh - Trưởng Khoa Nhiễm - Thần Kinh - BV Nhi đồng 1- TP HCM lo ngại, dịch sởi gia tăng mạnh trên thế giới và Việt Nam những năm gần đây là do phòng trào “anti vắc xin”, nhiều gia đình đã bỏ chích ngừa vắc xin phòng ngừa bệnh cho trẻ. 

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo, trong đó, mối đe doạ từ việc không tiêm vắc xin  được WHO cho là 1 trong 10 mối đe doạ cho sức khoẻ con người trong năm 2019. Theo WHO, sự do dự, miễn cưỡng hoặc từ chối tiêm vắc xin (đặc biệt, hiện nay có nhiều quan điểm anti vắc xin tại một số nơi), mặc dù có sẵn vắc xin, đe dọa đảo ngược mọi nỗ lực của con người đạt được trong công cuộc phòng ngừa, chống lại bệnh truyền nhiễm.

Hiện nay, nhiều bệnh có thể được phòng ngừa bằng vắc xin. WHO khẳng định tiêm vắc xin là một trong những cách hiệu quả nhất để tránh mắc nhiều bệnh. Vắc xin hiện đang giúp ngăn ngừa 2 - 3 triệu ca tử vong mỗi năm và có thể tránh thêm 1,5 triệu ca nếu phạm vi tiêm chủng toàn cầu được cải thiện. WHO đưa ra dẫn chứng bệnh sởi đã gia tăng 30% các trường hợp mắc trên toàn cầu. Lý do cho sự gia tăng này là phức tạp, bao gồm cả hậu quả của việc từ chối tiêm vắc xin diễn ra gần đây tại một số nơi.

Trước tình hình trên, để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân chủ động thực hiện tiêm chủng vắc xin, đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sởi. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa...), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Cho trẻ nghỉ học khi mắc bệnh. Khi có các dấu hiệu của bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Đối với bệnh cúm A/H1N1, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các chủng cúm đã có vắc xin. Đây là biện pháp phòng bệnh an toàn, đặc hiệu và kinh tế nhất. Ngoài ra, người dân cần tuân thủ tốt các thói quen vệ sinh cá nhân.

* Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

Ngày 14/2 Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho biết, tính từ 1/1 đến ngày 10/2, toàn thành phố có 6.067 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), 386 ca tay chân miệng. 

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - Trưởng khoa Nhiễm D, BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho hay, từ đầu năm đến nay, tại BV Bệnh Nhiệt đới có 1 trường hợp tử vong do SXH, số ca nặng phải thở máy, lọc máu từ 3 - 5 ca. Theo đại diện BV Bệnh Nhiệt đới, có nhiều trường hợp bệnh nhân SXH nhưng không được phát hiện sớm, khi vào viện đã có dấu hiệu chuyển nặng. Hiện tại BV Bệnh Nhiệt đới có 2 khoa tiếp nhận bệnh nhân SXH người lớn là khoa Nhiễm D, khoa Nhiễm C. Trong đó, Khoa Nhiễm D mỗi ngày tiếp nhận trung bình 50 bệnh nhân. Với số bệnh nhân nhập viện cao khiến khoa luôn ở tình trạng quá tải.  Tâm Luân

Đức Trân

    nguồn daiđoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ