A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Ðào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Tây Nguyên

08:36 | 02/04/2013

Một chiếc máy cày tay hỏng khá nặng ngay tại cánh đồng làng Ðê Ba, xã Tơ Tung (huyện Kbang, Gia Lai). Trời nắng gắt, nhưng các thợ máy vẫn không ngừng tay. Chúng tôi chưa kịp hỏi thì đồng chí cán bộ xã đi cùng nói: Không phải thợ đâu, là người của là

Trước đây, hễ máy hỏng lớn hay nhỏ, bà con đều phải thuê thợ tới sửa, nay thanh niên tự làm lấy thôi! Những người đang sửa máy chính là thanh niên ở làng, gồm: Ðinh Xen, Ðinh Khúp, Ðinh Dên và Ðinh Thăm.

Ðinh Xen cho biết, máy hỏng nên phải tháo toàn bộ, luôn tiện làm vệ sinh máy. Ðinh Dên được cho là có tay nghề khá hơn nên làm những chi tiết khó hơn. Dên khoe: "Ðó là kết quả của lớp học nghề sửa chữa máy nông nghiệp do Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh mở tại xã vừa rồi. Do kết quả học tập tốt nên nhóm được thưởng một bộ đồ nghề sửa chữa. Trước đây, nhóm không hiểu nhiều về kỹ thuật, nhưng qua lớp học nghề mỗi lần có máy hư hỏng, nhóm tự sửa lấy, đi mua phụ tùng về thay thế, không cần gọi thợ như trước". Không chỉ sửa chữa cho mình mà nhóm của Xen còn giúp bà con trong làng khi có máy hỏng. Qua trao đổi ý kiến chúng tôi được biết, mới đây, xã phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội mở lớp dạy làm nấm cho hơn 40 nông dân tham gia, chủ yếu là nữ. Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, thôn Tu Chrăng, tâm sự: Tôi rất thích học nghề trồng nấm vì các bước làm nấm đơn giản, còn nguyên liệu ở địa phương có sẵn, trồng nấm cũng nhàn và mình có thể kiếm thêm thu nhập.

Thời gian qua, các ban, ngành chức năng, cơ sở dạy nghề tỉnh Gia Lai đã tập trung đẩy mạnh dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó, đa số là thanh niên. Theo thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh hiện đạt 30%, tăng 11,5% so với năm 2005. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn luôn đạt 79%. Từ năm 2006 đến nay, các cơ sở dạy nghề và đào tạo nghề trong tỉnh đã dạy nghề cho 25.702 lao động nông thôn. Anh Siu Khéh, Phó Bí thư Ðoàn xã Gào (TP Plây Cu, Gia Lai), nơi liên tục trong ba năm qua mở lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho thanh niên trong xã, cũng từng là học viên lớp dạy nghề này, cho biết: "Thanh niên trong xã phấn khởi lắm! Trước đây, mỗi khi máy móc hỏng hóc tý chút bà con đều phải mang ra tận cửa hàng, cách xa mấy km để sửa. Giờ đây mọi việc đã dễ dàng hơn vì thanh niên trong làng được học nghề đã đảm nhiệm việc đó, bà con đỡ vất vả, tốn kém hơn nên rất thích cho con cái đi học nghề. Sắp tới, xã mình sẽ mở thêm lớp nữa".

Ðánh giá về hiệu quả hoạt động dạy nghề cho thanh niên nông thôn, Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LÐ, TB và XH tỉnh Gia Lai Nguyễn Tấn Thành, cho biết: "Việc dạy nghề và đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn đã phần nào nâng cao tư duy, trình độ và kỹ năng cho người lao động. Thay đổi trước hết là các học viên đã biết phát huy tốt kiến thức nghề ngay vào thực tế sản xuất của gia đình mình, nhất là nhóm nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp, tỷ lệ lao động là thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng nhiều. Ở huyện Ðác Ðoa và Ðức Cơ, nhiều học viên sau khi tham gia lớp học xây dựng đã tổ chức thành nhóm nhận thi công công trình nhà ở Chương trình 167.

Theo Tỉnh đoàn Ðác Nông, toàn tỉnh hiện có 132.573 thanh niên, trong đó có 27.340 thanh niên người DTTS. Ðây là lực lượng lao động chính ở nông thôn trong tỉnh hiện nay. Ðể tăng cường công tác dạy nghề cho người lao động, nhất là thanh niên DTTS, góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Tỉnh đoàn đã phối hợp Sở LÐ, TB và XH và các ngành liên quan đẩy mạnh công tác dạy nghề cho thanh niên nông thôn nói chung, thanh niên DTTS nói riêng. Chỉ tính từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh đã đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho hơn 9.000 lao động nông thôn, trong đó thanh niên DTTS chiếm phần lớn, với tổng kinh phí gần 13 tỷ đồng. Riêng trong năm 2012, toàn tỉnh đã tổ chức được 60 lớp đào tạo nghề cho 1.800 lao động chưa có việc làm, nhất là ở các thôn, buôn, bon thuộc vùng sâu, vùng xa. Qua điều tra thực tế, có đến 60% lao động tham gia các lớp đào tạo nghề có việc làm ổn định, còn lại đều áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.

Trường trung cấp nghề Ðác Nông là đơn vị đi đầu trong công tác dạy nghề cho thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh. Trường được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại và tuyển dụng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn... cho nên ngoài đào tạo nghề tập trung, nhà trường còn thường xuyên cử cán bộ về tận các xã, thôn, buôn vùng sâu, vùng xa phối hợp với chính quyền địa phương mở các lớp dạy nghề ngay tại nhà văn hóa cộng đồng hay hội trường các thôn, buôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi lao động đều được tham gia học nghề. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu là: kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật; kỹ thuật chăn nuôi và thú y; may dân dụng, may công nghiệp, dệt thổ cẩm; sửa chữa xe gắn máy, máy nông nghiệp; sửa chữa điện dân dụng - điện công nghiệp; bảo quản và sơ chế hàng nông sản sau thu hoạch; mộc dân dụng... Các đối tượng tham gia học nghề hoàn toàn được miễn phí, riêng học viên thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học là 15 nghìn đồng/người/ngày và tiền đi lại cho các học viên có nơi cư trú cách xa nơi học nghề 15 km là 200 nghìn đồng/người/khóa học. Ðối với học viên là người DTTS tại chỗ tham gia học nghề, UBND tỉnh còn quyết định hỗ trợ thêm 200 nghìn đồng/học viên/tháng kịp thời động viên đông đảo người lao động trong tỉnh tham gia học nghề, nhất là lao động thuộc diện hộ nghèo và thanh niên DTTS tại chỗ để giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định và nâng cao đời sống.

Bí thư Tỉnh đoàn Ðác Nông Y Quang B’Krông cho biết: Trên cơ sở những kết quả đạt được, thời gian tới, Tỉnh đoàn sẽ tiếp tục phối hợp các cơ sở dạy nghề trên địa bàn mở thêm nhiều lớp dạy nghề cho đoàn viên, thanh niên, nhất là thanh niên người DTTS với nhiều ngành nghề đa dạng, phù hợp với nhận thức của thanh niên và tình hình thực tế ở địa phương. Ðể thu hút đông đảo thanh niên tham gia các lớp học nghề, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, Tỉnh đoàn tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền ở địa phương ưu tiên gắn hoạt động dạy nghề với tạo việc làm cho thanh niên; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên sau khi học nghề được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất, kinh doanh, làm giàu ngay trên quê hương mình.

 

 

    Theo Nhân Dân

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ