Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên: Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ
14:43 | 04/11/2024
Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ.
Từ ngày 15/12/2024, chính thức bỏ thi thăng hạng giáo viên. Ảnh: Hàn Minh.
Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư số 13/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học (ĐH) thay thế Thông tư số 34 ngày 30/11/2021. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.
Theo đó, điểm đổi mới đáng chú ý so với quy định cũ là không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023. Thông tư 13 quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và hạng I đối với giáo viên mầm non, phổ thông, giáo viên dự bị đại họ cũng như quy định cụ thể việc xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương.
Trước đó, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề được thực hiện thông qua hình thức thi và xét. Tuy nhiên, việc tổ chức thăng hạng bằng hình thức thi hay xét tại địa phương là theo lựa chọn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, Bộ GDĐT không có thẩm quyền bỏ quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên và không có thẩm quyền đề nghị địa phương thực hiện thống nhất theo một hình thức là xét thăng hạng.
Thực tế có nhiều địa phương tổ chức xét thăng hạng cho giáo viên, không phải qua thi tuyển như Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Hải Dương... Cuối tháng 7/2023, gần 2.500 giáo viên của Hà Nội đã viết tâm thư gửi tới Sở GDĐT, Sở Nội vụ và Chủ tịch UBND thành phố, bày tỏ mong muốn bỏ việc phải dự thi mới được xét thăng hạng, tăng lương. Đáng chú ý, trong số các giáo viên ký vào đơn thư gửi lãnh đạo các cấp, có gần 50% là các giáo viên thuộc thế hệ 6X, 7X. Lý do được các thầy cô chia sẻ là vì tiêu chí quan trọng nhất để xét thăng hạng cho giáo viên chính là những đóng góp cho ngành giáo dục. Với những thầy cô lớn tuổi, mặc dù có thời gian cống hiến dài cho ngành giáo dục, là giáo viên giỏi cấp cụm, thành phố, là chiến sĩ thi đua… đã được khẳng định trong thực tiễn công tác nhưng nếu tổ chức thi sẽ bất lợi vì trình độ tiếng Anh đã mai một, có thể sẽ không được thăng hạng nếu chẳng may sơ suất khi thi. Điều này gây ra thiệt thòi lớn cho thầy cô.
Với Thông tư mới, nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng tình với việc thống nhất xét thăng hạng cho giáo viên trên cả nước, không còn tình trạng nơi xét, nơi thi, bớt một thủ tục làm khó giáo viên.
Thầy Lê Đức Dương - Trường THPT Cao Bá Quát (huyện Gia Lâm, Hà Nội) bày tỏ niềm vui đối với quy định mới sẽ giúp giáo viên không thêm áp lực phải ôn tập và dự thi một kỳ thi, thay vào đó là dành thời gian, công sức, nguồn kinh phí đó để đầu tư cho việc trau dồi nghiệp vụ chuyên môn và những dự án giáo dục khác sẽ phát huy giá trị hơn rất nhiều.
GS.TS Nguyễn Mậu Bành - Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ đối với Thông tư mới giúp giáo viên yên tâm tập trung trau dồi chuyên môn, nâng cao chất lượng bài giảng thay vì có thêm áp lực phải ôn luyện cả các môn ngoài chuyên ngành để tham gia dự thi. Nhìn từ thực tế, mức lương giáo viên hiện nay dù đã được cải thiện so với thời gian trước song để được giáo viên thực sự sống được bằng nghề thì vẫn còn một chặng đường dài. Việc tăng lương cho giáo viên theo năng lực và cống hiến cần được khuyến khích, thể hiện ở việc khi giáo viên có đủ điều kiện, thành tích để thăng hạng thì cần xét để giáo viên được đảm bảo quyền lợi, tránh “làm khó” giáo viên vì thi cử cũng có sơ sẩy.
Liên quan đến vấn đề này, Bộ GDĐT cũng khẳng định các tiêu chuẩn được quy định cụ thể trong Thông tư 13 sẽ giúp đảm bảo yêu cầu tỉ lệ giáo viên hạng I tối đa 10%, hạng II không quá 50%, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, cũng như lựa chọn được những người xứng đáng.
Hàn Minh
Bài viết gốc: https://daidoanket.vn/xet-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-giao-vien-dam-bao-nang-cao-chat-luong-doi-ngu-10293727.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Xét tuyển đại học bằng học bạ còn đáng tin cậy? (05/11/2024)
- Huyện Krông Bông đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục (05/11/2024)
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo nhận diện hình ảnh đuối nước tại hồ bơi (05/11/2024)
- Bỏ xét tuyển học bạ để giảm tỷ lệ ảo (04/11/2024)
- Đảm bảo công bằng trong xét tuyển đại học (04/11/2024)
- Kỳ thi riêng năm 2025: Mở rộng quy mô tuyển sinh (04/11/2024)
- Báo động tình trạng học sinh vi phạm giao thông (03/11/2024)
- Triển khai Chương trình thí điểm thư viện thân thiện tại 6 trường tiểu học (02/11/2024)
- Giữ ổn định phương thức thi tốt nghiệp THPT (02/11/2024)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối khu vực Tây Nguyên với vùng phụ cận
- Hiệu quả từ phát triển mô hình kinh tế vườn rừng
- Công an vào cuộc vụ nữ shipper bị đánh bầm dập
- Được xây dựng công trình phục vụ sản xuất trên đất nông nghiệp
- Báo động tình trạng học sinh vi phạm giao thông
- Khởi sắc hoạt động xuất khẩu hàng hóa
- Một vitamin quen thuộc có thể kiểm soát tiểu đường
- Tháng 11, gửi tiết kiệm ngân hàng nào hưởng lãi suất 7%/năm?
- Cà phê đặc sản Việt Nam: Không ngừng khẳng định vị thế
- Cà phê - một góc hoài niệm
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN