A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Giáo dục phổ thông quyết định chất lượng nguồn nhân

08:09 | 24/09/2013

"Ngay từ bậc phổ thông phải đặt ra là học như thế nào để sau này tự học được. Và theo học được ở những cấp cao hơn. Cho nên đừng bao giờ nghĩ rằng giáo dục ở bậc phổ thông không liên quan đến nguồn nhân lực của đất nước.

Nhưng học xong phổ thông thì cũng không vào nghề được. Kiến thức ngày nay ở phổ thông không đủ để vào nghề, cho nên muốn vào nghề buộc phải học nghề. Học xong nghề đi làm nhưng công nghệ không ngừng thay đổi, vì thế nếu anh không học thêm theo đúng nghĩa là để bồi dưỡng, tích lũy kiến thức cho tương lai thì không thể sống được. Ngay tôi là giáo sư, muốn giảng một vấn đề gì mới, tôi cũng phải học thì mới giảng được chứ tự nhiên đâu có nói được. Ý nghĩa của học tập suốt đời là ở đó”. Đó là tâm sự của GS Phạm Tất Dong trong cuộc trao đổi với ĐĐK về những vấn đề giáo dục.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi với GS Phạm Tất Dong - Tổng thư ký, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam diễn ra chỉ một ngày sau khi Bộ GD&ĐT công bố với báo chí bản Dự thảo Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” sẽ trình Trung ương vào tháng 10 tới.

Trước công trường Quốc học - Huế

Thưa Giáo sư! Cuối cùng trong Dự thảo, Bộ GD&ĐT chốt lại bậc phổ thông vẫn là 12 năm?

GS Phạm Tất Dong: Vấn đề không phải bao nhiêu năm, mà là ở chỗ phải làm rõ mục tiêu. Ví dụ như học sinh phổ thông học hết lớp 12 là con người như thế nào? làm được cái gì? Chẳng hạn, có một mục tiêu cụ thể như, bây giờ là thời buổi hội nhập quốc tế nên đến lớp 12 phải nói thạo được 1 ngoại ngữ, và 1 ngoại ngữ nữa có thể đọc sách được. Ví dụ có mục tiêu cụ thể như thế thì phải có cả chương trình tương ứng. Còn nếu mục tiêu không rõ thì hô hào đổi mới giáo dục cũng không giải quyết được vấn đề.

Trong khi Hội Khuyến học luôn chủ trương xây dựng một xã hội học tập, học suốt đời. Vậy việc dừng lại bậc học phổ thông ở 11 năm hay 12 năm, theo ông, có phải là điều gì quá lớn liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực?

 Ngay từ bậc phổ thông phải đặt ra là học như thế nào để sau này tự học được. Và theo học được ở những cấp cao hơn. Cho nên đừng bao giờ nghĩ rằng giáo dục ở bậc phổ thông không liên quan đến nguồn nhân lực của đất nước. Nhưng học xong phổ thông thì cũng không vào nghề được. Kiến thức ngày nay ở phổ thông không đủ để vào nghề, cho nên muốn vào nghề buộc phải học nghề. Học xong nghề đi làm nhưng công nghệ không ngừng thay đổi, vì thế nếu không học thêm theo đúng nghĩa là để bồi dưỡng, tích lũy kiến thức cho tương lai thì không thể sống được. Ngay tôi là giáo sư, muốn giảng một vấn đề gì mới, tôi cũng phải học thì mới giảng được chứ tự nhiên đâu có nói được. Ý nghĩa của học tập suốt đời là ở đó.

Thưa ông, mục tiêu của cải cách giáo dục bây giờ theo Dự thảo Đề án chính là để đáp ứng được nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của đất nước?

- Giáo dục phổ thông phải chất lượng thì mới nói chuyện đào tạo được. Đào tạo phải có chất lượng thì mới ra nguồn nhân lực chất lượng. Ta phải hiểu nguồn nhân lực là cái gì? Là một tòa nhà nhiều tầng khác nhau. Mỗi viên gạch xây tòa nhà là một con người, một nhân cách. Trên tòa nhà ấy, cái nóc của nó là tài năng. Anh nào vượt trội thì phải bồi dưỡng để trở thành tài năng. Tôi vẫn thường nêu quan điểm, nguồn nhân lực ở nước ta có 50 triệu người lao động, Trung Quốc có khoảng 800 triệu. Vậy tòa nhà nhân lực của họ rất to, trong khi tòa nhà nhân lực của ta lại quá bé. Nhưng về mặt chất lượng hai nóc nhà phải cao bằng nhau.

Làm thế nào để đạt được chất lượng cho nguồn nhân lực ấy, thưa ông?

- Vấn đề đặt ra là phải quốc tế hóa, phải có chương trình giáo dục và đào tạo tương đương các nước khác. Có thể triển khai các dự án phối hợp, hợp tác đào tạo với các nước khác. Sau khi đào tạo hai bên phải ngang nhau về trình độ, có thể cầm bằng sang nước khác làm việc được và ngược lại. Một khi chất lượng kém thì sẽ không thể hội nhập quốc tế được. Thế nên, bây giờ mình mới mở các lớp đại học chất lượng cao. Làm sẽ rất khó, chứ không đơn giản. Một lúc không thể làm ào ào, vì thầy không đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất cũng không đủ.

Đại học cũng có mấy khái niệm: Đại học tinh hoa, đào tạo cho số ít, những anh nào giỏi thì mới đào tạo. Chỉ 5% thanh niên có trình độ trung học vào đại học thì đại học ấy là tinh hoa. Thứ hai là đại học đại chúng, nghĩa là khoảng độ 20 - 30% có trình độ trung học được học đại học theo nhiều kiểu, ngắn hạn và dài hạn, đại học cộng đồng và trung ương. Nhưng chỉ khoảng 20 - 30% có học vấn đại học thì lúc đấy gọi là đại chúng. Còn phổ cập đại học thường là trên 50% số người trong đồ thị đại học. Nói về phổ cập đại học, có lẽ hiện nay khoảng trên 50% thanh niên được học đại học thì chỉ có Mỹ hoặc Anh. Những nước như thế học là để làm chứ học không phải để nói suông. Học là phải làm cho đất nước phát triển lên. Bây giờ ở Việt Nam đào tạo để phục vụ cho công nghiệp hóa, mà một trong những biểu hiện của công nghiệp hóa là trung lưu hóa. Người nghèo ở nông thôn có 480 nghìn/tháng, người nghèo ở thành phố chưa đến 600 nghìn/tháng thì làm sao gọi là công nghiệp hóa được.

Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao

Nhân nói đến nguồn nhân lực và khái niệm đại học tinh hoa mà ông đưa ra, hiện đang có nhiều ý kiến về việc đào tạo nhân lực ngành y, nếu không giữ được chất lượng hậu quả phải trả giá là tính mạng con người. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

- Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang có chủ trương những trường đào tạo không chất lượng sẽ buộc phải dừng lại. Có thể thấy, Bộ GD-ĐT cũng thấy được tác hại của việc đào tạo tràn lan. Bên cạnh đó, có một vấn đề nảy sinh là ở một số nơi không cho đào tạo sau đại học. Việc đào tạo ra các thạc sĩ, tiến sĩ đòi hỏi một trình độ đào tạo, có chuyên môn cao. Nếu không đáp ứng được các nhu cầu về chuyên môn thì chất lượng đào tạo sẽ là rất kém.

Bây giờ phải kiểm tra chặt chẽ đội ngũ giảng viên cơ hữu của các trường. Thầy ở lĩnh vực chuyên môn nào thì chỉ được đào tạo ở lĩnh vực chuyên môn đó. Thứ 2, là khi bảo vệ luận văn hay luận án tốt nghiệp, thì hội đồng phải là những người nắm vững chuyên môn trong lĩnh vực đó, chứ không thể nào người ngồi hội đồng lại "lơ mơ” chuyên môn. Thứ 3, là phải dần nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên cơ hữu và có sự đào tạo liên tục. Thực tế hiện nay đội ngũ cơ hữu ở các trường đại học đã được đào tạo khá nhiều. Tuy nhiên so với nhu cầu chung của xã hội vẫn là chưa đủ.

Và tại Hội nghị về đổi mới quản lý các trường đại học vừa mới diễn ra, Bộ GD&ĐT vẫn thừa nhận còn tình trạng giảng viên các trường đại học chỉ có trình độ cử nhân?

- Thực ra, trong tâm trạng cả đất nước còn thiếu những cán bộ đầu ngành nên việc đào tạo giáo dục đại học và trên đại học đang rất được chú trọng. Thế nhưng, cũng đừng vì thế mà đào tạo ồ ạt thạc sĩ, tiến sĩ. Đào tạo không có một lộ trình cẩn thận, có chất lượng thì sẽ không thu lại được những kết quả như mong muốn. Hiện nay, chúng ta đào tạo quá nhiều những thạc sĩ trong đó có cả những giáo viên, quản lý ở những trường mẫu giáo, tiểu học. Họ đua nhau đi làm thạc sĩ. Cùng với đó, cách chấm lúc nào luôn ở điểm 9, điểm10. Thậm chí, chẳng mấy khi có người được 8 điểm. Đây là cách làm vô cùng nguy hiểm.

Theo tôi, cần phải có một cách nào đó bình tĩnh hơn chứ đừng mải chạy theo số lượng, thành tích. Bởi, nếu chỉ chú trọng về số lượng cho đủ số thạc sĩ, tiến sĩ mà chất lượng kém thì thà rằng chúng ta không đào tạo, không có còn tốt hơn.

Thưa ông, trở lại với câu chuyện nguồn nhân lực và ý ông nói ở trên về việc không thể để thiếu người tài hơn nước khác. Điều này có được quyết định bằng chất lượng đào tạo từ nền giáo dục không?

- Giáo dục chính quy với không chính quy luôn gắn với nhau. Giáo dục chính quy chỉ giúp ban đầu thôi, còn giáo dục không chính quy giúp anh học suốt đời! Nhiều người tài hiện nay thành tài được là do học không chính quy chứ đâu phải chính quy. Tại sao cũng học, cũng đào tạo trong nhà trường mà người này thành công, thành đạt trở thành nhà bác học, viện sĩ, doanh nhân, người khác lại không thành gì cả? Cái đó là học ở đời chứ không học trong nhà trường. Học trong nhà trường có thể cầm bằng xuất sắc vẫn chưa phải người tài. Người tài phải là người đóng góp thật sự cho xã hội.

Bản thân tôi là Giáo sư tôi vẫn học thêm. Chữ học thêm có nghĩa là tự học, cố gắng học, học có hướng dẫn hoặc không có hướng dẫn. Chúng ta cũng nên khuyến khích mọi người học thêm. Thế nhưng, học thêm không phải là cách tổ chức những lớp học để được học những "bài tủ” khi sắp thi. Hay những bài kiểm tra nếu như không học thêm với thầy thì điểm sẽ kém hơn so với những người đi học thêm.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hoàng Minh - Huyền Trang (thực hiện)

    Nguồn: daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ