A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Đề án hướng nghiệp trong trường phổ thông: Băn khoăn 'bình mới rượu cũ'

10:31 | 07/06/2018

Theo Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, vừa được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS sẽ học nghề trình độ sơ cấp;..

...ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT sẽ học các trường cao đẳng. Những mục tiêu này đang đặt ra kỳ vọng về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông đang tồn tại rất hình thức bấy lâu.

Chưa có nhiều học sinh quan tâm tới học nghề.

Triển khai ngay trong năm 2018

Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 của đề án là khoảng 55% trường THCS, 60% trường THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương. Đối với các trường ở địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 50% đối với cả hai cấp học trên; Khoảng 55% trường THCS, 60% trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhằm giảm tải cho hệ thống trường công, đề án đặt ra mục tiêu sẽ có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp. Đối với các trường ở địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%. Đồng thời cũng có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng. Đối với các trường ở địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%.

Đề án còn đặt mục tiêu đổi mới nội dung giáo dục hướng nghiệp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường. Trong đó, đối với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, sẽ đổi mới nội dung dạy học trong chương trình theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Đề án được xây dựng nhằm góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; sẽ được bắt đầu thực hiện ngay từ năm 2018 và tổng kết vào cuối năm 2025.

Tỷ lệ học sinh học nghề thấp

Dẫu thế, trước những con số định lượng của Đề án nói trên, rất nhiều băn khoăn đang được đặt ra. Liệu học sinh tốt nghiệp lớp 9 và lớp 12 có mặn mà với việc học nghề hay không? Bởi trước đó trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, ngành giáo dục cũng từng đặt mục tiêu 30% số học sinh tốt nghiệp THCS theo học trung cấp chuyên nghiệp và học nghề. Ngành giáo dục đã triển khai nhiều giải pháp để tăng hiệu quả công tác hướng nghiệp. Song rất nhiều năm qua, hướng nghiệp cho học sinh còn mang nặng tính hình thức, đa phần học sinh vẫn ít quan tâm tới học nghề.

Nhiều chính sách khuyến khích học sinh sau THCS học nghề cũng đã được ngành giáo dục triển khai như giảm 50% học phí, khi tốt nghiệp được cấp hai bằng gồm THCS và bằng nghề, song việc chọn trường nghề của học sinh lớp 9 vẫn không có nhiều chuyển biến. Ông Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho biết, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề hằng năm chỉ chiếm khoảng 10%.

Mới đây nhất, ngay trong mùa tuyển sinh 2018 đang diễn ra, khảo sát từ nhiều địa phương cho thấy hiện nay học sinh phổ thông chứng kiến xu thế sinh viên ra trường khó tìm kiếm việc làm nên nhiều em có nguyện vọng đi du học, xuất khẩu lao động. Mặc dù công tác hướng nghiệp trong trường có triển khai, nhưng không thiết thực nên các em phải tự mày mò, tìm hiểu, tự “bơi” trong biển thông tin nghề nghiệp, cùng với sự định hướng của gia đình. Do đó dẫn đến tình trạng thí sinh ồ ạt đăng ký vào những ngành nghề mà các em cho rằng có thể đảm bảo tìm được việc làm, được nhà nước bao cấp như  Quân sự, Công an… hoặc một số ngành được cho là “hot” như Y, Dược. Hoặc ở nhiều địa phương, tỷ lệ học sinh đăng ký chỉ thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT ngày càng cao, có những trường  là 100%.

Cùng với đó, ở mùa tuyển sinh này Bộ LĐTB&XH cho hay sẽ tạo ra đột phá trong giáo dục nghề nghiệp, tạo cơ chế chính sách để thu hút người học vào các trường nghề. Nhưng ghi nhận thực tế cho thấy, tỉ lệ học sinh sau lớp 9 và sau lớp 12 đăng ký học nghề thực sự chưa nhiều. 

Vậy có cơ sở nào để tin rằng, những con số định lượng mục tiêu trong Đề án giáo dục hướng nghiệp sẽ đạt kết quả? Theo các chuyên gia, nếu không thay đổi nhận thức và tư duy, cũng  như cách làm trong giáo dục hướng nghiệp, phân luồng, có khi vẫn là chuyện “bình mới rượu cũ”.     

Mạnh Dũng

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ