A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chuẩn bị nguồn ngân sách để chi trả

10:34 | 17/08/2024

Nguồn kinh phí thực hiện chi trả (phần chênh lệch) sử dụng từ các nguồn kinh phí như: nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 còn dư chuyển sang; từ 10% tiết kiệm chi thường xuyên dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao...

... từ sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024...

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, để triển khai Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, UBND tỉnh cho phép các đơn vị sử dụng ngân sách địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã) được chi trả tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng kể từ ngày 1-7.

Nguồn kinh phí thực hiện chi trả (phần chênh lệch) sử dụng từ các nguồn kinh phí như: nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 còn dư chuyển sang; từ 10% tiết kiệm chi thường xuyên dự toán năm 2024 đã được cấp có thẩm quyền giao; từ sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024... Ngân sách nhà nước sẽ bổ sung phần thiếu nguồn đối với các đơn vị thuộc trường hợp được bổ sung theo cơ chế nguồn cải cách tiền lương để hoàn trả lại dự toán cho đơn vị. UBND tỉnh yêu cầu Kho bạc Nhà nước Đắk Lắk chỉ đạo các Kho bạc Nhà nước cấp huyện thực hiện thanh toán chi trả kịp thời, đầy đủ lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng kể từ ngày 1-7.

Trong khi đó, một lãnh đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Ea Súp (huyện biên giới của tỉnh Đắk Lắk) cho biết thực hiện Nghị định 73 của Chính phủ, trung bình mỗi tháng số tiền lương chi trả sẽ tăng lên khoảng 50 tỉ đồng, chủ yếu lĩnh vực giáo dục. "Hiện nay, nguồn cải cách tiền lương đang còn của huyện chỉ bảo đảm được 2 tháng nếu thực hiện chi trả theo Nghị định 73. Trong khi đó, tâm lý của các đơn vị muốn áp dụng Nghị định 73 từ tháng 7 cho đến hết năm. Do đó, UBND huyện đang tổng hợp nhu cầu của các đơn vị để báo cáo Sở Tài chính cấp đủ kinh phí cho các tháng cuối năm" - vị này thông tin.

Đời sống giáo viên ở những vùng cao huyện Kbang, tỉnh Gia Lai còn rất nhiều khó khăn. Ảnh: HOÀNG THANH

Thầy Nguyễn Văn Mại (giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Diệu, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết đã gắn bó với ngành giáo dục được 36 năm. Cùng với việc đang dạy tại một trường thuộc địa bàn vùng 3, nếu tính toán lương mới của thầy được gần 33 triệu đồng, tăng gần 8 triệu đồng so với trước. "Khi nghe tin được tăng lương, chúng tôi rất vui mừng. Với mức lương như hiện nay, thầy cô giáo có thể sống tốt với nghề, là nguồn động viên rất lớn để giáo viên yên tâm công tác" - thầy Mại chia sẻ.

Gia Lai là tỉnh miền núi, có diện tích lớn thứ hai của cả nước, có địa hình đi lại khó khăn, mật độ dân số thấp, tỉ lệ người dân tộc thiểu số cao. Do đó, các giáo viên gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy.

Cô N.T.T, đã 15 năm làm giáo viên Trường Tiểu học - THCS Phan Bội Châu (xã Ia Bang, huyện Chư Prông). Từ ngày 12-8, lương của cô bắt đầu được tăng với tổng số tiền khoảng 15 triệu đồng/tháng. Trước đó, thu nhập của cô chỉ khoảng 12 triệu đồng/tháng. Được tăng lương, phụ cấp cô N.T.T và những giáo viên khác rất phấn khởi. "Trường của tôi ở xã vùng 3, đặc biệt khó khăn nên so với những nơi khác có cao hơn. Nhưng giáo viên ở đây đều có nhà ở thị trấn, huyện khác nên chi phí đi lại, thuê trọ hằng tháng tốn kém rất nhiều" - cô N.T.T nói.

Còn thầy Nguyễn Văn Thuấn, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - THCS xã Krong, huyện Kbang, cho biết ngôi trường thuộc xã đặc biệt khó khăn, cách trung tâm thị trấn trên 40 km. Hiện nay, mức lương của giáo viên đã tăng 30% so với trước đây. Với mức lương này, tính cả phụ cấp thì giáo viên thấp nhất cũng thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng, người cao nhất trên 26 triệu đồng/tháng. "So với trước đây thì mức lương giáo viên đã tăng đáng kể. Do đó, dù có phải đi dạy xa nhà, ở lại tại trường thì giáo viên cũng được an ủi, có động lực cống hiến hơn cho ngành" - thầy Thuấn nói. 

 

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ