Thêm quyền tuyển dụng cho giáo dục
08:34 | 30/08/2024
Tình trạng thiếu giáo viên là do các địa phương chưa chủ động hoàn toàn trong việc tuyển dụng.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), tính đến tháng 4-2024, cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên. Trong khi đó, cũng theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, việc tuyển dụng của các địa phương còn chậm, hiện còn khoảng 72.000 biên chế được giao chưa tuyển dụng.
Trên thực tế, tình trạng thiếu giáo viên xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương. Như ở thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang thiếu khoảng 1.000 vị trí việc làm trong ngành giáo dục, trong đó, riêng giáo viên thiếu gần 800 người. Hay ở tỉnh Quảng Bình, trước thực trạng này, đã bổ sung 914 chỉ tiêu giảng dạy hợp đồng nhưng vẫn còn thiếu gần 400 giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập.
Phải nói rằng Đảng, Nhà nước đã có những chính sách tốt thu hút giáo viên, giải quyết bài toán về thiếu giáo viên. Tại Quyết định số 72-QĐ/TW ban hành ngày 18-7-222 về biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026. Riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Dù vậy, hiện nay, khá nhiều tỉnh, thành vẫn đang thiếu giáo viên. Theo tôi, một trong những nguyên nhân chính là do các địa phương chưa chủ động hoàn toàn trong việc tuyển dụng giáo viên.
Bài toán tuyển dụng giáo viên không đơn giản bằng việc giao biên chế hằng năm của ngành, nhất là của ngành giáo dục địa phương. Thừa - thiếu giáo viên phải được kiểm soát bằng những thông tin như dự báo số học sinh sẽ đến trường và số giáo viên cần thiết để giảng dạy cho mỗi cấp học, bậc học cho thời gian tới với dự báo tối thiểu là 5 năm. Thiếu dự báo chính xác sẽ không thể yêu cầu chính quyền tỉnh định biên biên chế cho ngành.
Bên cạnh đó, việc tuyển dụng hiện nay vẫn dựa trên định biên về số giáo viên biên chế và do các Sở Nội vụ căn cứ vào nhu cầu giáo viên do Sở GD-ĐT đề xuất và khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng (bằng chỉ tiêu tuyển dụng được giao). Ngành giáo dục vẫn chưa được "toàn quyền" trong việc tuyển dụng giáo viên (cả biên chế và hợp đồng) nên khó chủ động được việc tuyển dụng đủ giáo viên theo nhu cầu của từng nhà trường.
Đào tạo giáo viên không thể ngày một ngày hai, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên các ngành này cũng cần sự chỉ đạo kịp thời của Bộ GD-ĐT trong việc giao chỉ tiêu các ngành cho các trường sư phạm để có đủ khả năng cung cấp giáo viên các môn học này trong phạm vi cả nước. Cũng cần phải tính đến việc tuyển dụng giáo viên từ các nguồn đào tạo cử nhân, kỹ sư (không phải từ các cơ sở đào tạo giáo viên) bằng việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trước, trong và sau tuyển dụng đối với những nơi thiếu giáo viên.
Và vấn đề mấu chốt cần giải quyết đó là chế độ chính sách. Nhiều giáo viên mới ra trường hiện chỉ có thu nhập 6-7 triệu/tháng. Với mức lương này thì chưa thể khuyến khích nhiều người chọn nghề này, cũng như chưa tạo động lực cho nhiều người yêu nghề và cống hiến.
NGUYỄN KIM HỒNG, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP HCM
Bài viết gốc: https://nld.com.vn/them-quyen-tuyen-dung-cho-giao-duc-19624082621391059.htm
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)
CÁC TIN KHÁC
- Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên? (31/08/2024)
- Học gì để có việc làm? (30/08/2024)
- Quản lý dạy thêm, học thêm sao cho hiệu quả?: Lường trước những hệ lụy (30/08/2024)
- Đổi mới thi tốt nghiệp THPT: Bước chuyển dạy và học (30/08/2024)
- Chuẩn bị chu đáo cho năm học mới 2024 - 2025 (30/08/2024)
- Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học (30/08/2024)
- Vì sao 120.000 thí sinh không nhập học? (30/08/2024)
- Sẽ tăng tỷ lệ điểm học bạ trong xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (30/08/2024)
- Đầu năm học mới, trường học được phép thu những khoản nào? (29/08/2024)
- Quản lý việc dạy thêm, học thêm: Tăng cường giám sát từ nhân dân (29/08/2024)
- Nghị lực phi thường của cậu học trò đứng thứ năm toàn quốc khối A1 (29/08/2024)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 18/11 đến ngày 24/11/2024
- Thành viên UBND tỉnh thông qua dự thảo nhiều nghị quyết quan trọng
- Nhà trường bị "tố" dạy thêm trong giờ… chính khóa!
- Đắk Lắk có 2 giáo viên nhận Giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
- Quyết liệt thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm
- Chuẩn bị tốt các hoạt động Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk
- Giá xăng dầu tăng trở lại
- Nguy hiểm rình rập từ một cây cầu
- Tìm thấy thi thể hai người dân bị đuối nước
- Đắk Lắk đăng cai 8 giải thể thao quy mô quốc gia năm 2025
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN