A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

“Nước gần không cứu được lửa xa”

08:21 | 05/08/2013

Để hỗ trợ DN cà phê vượt qua khó khăn, Chính phủ (trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn -NN&PTNN với sự đồng thuận của Bộ Tài chính) đã xem xét gia hạn tín dụng XK cho ngành cà phê.

Nhưng có câu “nước gần không cứu được lửa xa”. Giải pháp trên, đành rằng cũng có ý nghĩa nhất định trong bối cảnh các DN đang khốn khó nợ nần, nhưng xét kỹ nó chỉ mang tính cấp bách trước mắt chứ khó có thể “cứu” được các DN. Bởi đây cũng chỉ là “cho kéo dài” chứ nợ thì vẫn phải trả, và rất nhiều DN đang rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, không có khả năng thanh toán. Những khoản nợ mà hiện chưa thể có được con số chính xác, bởi không chỉ nợ ngân hàng, các DN còn nợ lẫn nhau, nợ người thu mua, nợ bà con nông dân... hệ lụy khó khăn không chỉ với DN XK mà cho cả hệ thống  thu mua, trồng, chế biến cà phê.

Thuộc lĩnh vực sản xuất được ưu tiên, thời gian qua các DN cà phê không khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn; Thời hạn cho vay đối với mặt hàng cà phê thông thường từ 4-6 tháng (tùy hợp đồng XK); Tín dụng XK đã cho phép DN vay tới 12 tháng; XK cà phê Việt Nam đứng đầu thế giới... Đây đều là những điều kiện tốt để DN hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vì sao hai năm trở lại đây, nợ xấu của các DN cà phê ngày một lan rộng, nhiều DN hàng đầu trong ngành đứng trước nguy cơ vỡ nợ?

Báo cáo lên Chính phủ, Bộ NN&PTNN cho rằng các DN thiếu vốn, phải vay vốn với lãi suất cao (trung bình 17%/năm, thậm chí 24%/năm) nên lợi nhuận làm ra không đủ bù lỗ.

Liệu lãi suất cao có phải là đòn chí mạng “giết” các DN cà phê không? Quan trọng hơn, bài toán kinh tế được các DN tính toán ra sao mà  lại “mạo hiểm” chấp nhận vay lãi cao như vậy?

Thực tế nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ của các DN cà phê được chỉ ra là do năng lực quản trị, khả năng dự báo thị trường và năng lực quản trị dòng tiền, độ nhạy trong các quyết định kinh doanh kém.

Một chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, mua-bán cà phê với khối lượng lớn, giá trị lớn, bằng tiền đi vay (thậm chí lãi suất rất cao) nhưng DN lại căn cứ thông tin thị trường vào sự đồn đoán, ăn theo. Rõ ràng kinh doanh như vậy là theo kiểu “đánh bạc”, rủi ro rất lớn. Trong khi đó thị trường cà phê đã bị các yếu tố tài chính, đầu cơ làm náo loạn từ những tháng đầu năm 2010.

Từ chỗ thiếu sự chủ động, linh hoạt trong kinh doanh và dự báo tình trạng găm hàng chờ giá, muốn giảm lỗ khiến không có dòng tiền quay về, hàng tồn kho tăng cao dẫn đến DN không thể kiểm soát tình hình;  các quyết định đầu tư dàn trải, lấy vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn dẫn đến mất khả năng trả nợ, đứng trên bờ phá sản

Vậy nên chỉ với giải pháp “cứu” trước mắt của Chính phủ xem ra sẽ rất khó xoay chuyển tình thế. Các DN cà phê cần phải có giải pháp tổng thể, chiến lược để khắc phục những yếu kém tồn tại trong nhiều năm qua. 

    Nguồn: Hải Quan Online

    BÌNH LUẬN

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ