A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Logistics thương mại điện tử thiếu và yếu

11:09 | 08/06/2018

Thương mại điện tử đang phát triển nhanh nên yêu cầu về logistics cho hoạt động này khá cao.

Thế nhưng, doanh nghiệp vận chuyển thương mại điện tử Việt lại non trẻ khi phương tiện vận chuyển thiếu và yếu, ứng dụng công nghệ trong e-Logistics (dịch vụ hậu cần điện tử) còn thấp,…

Hiện đại hóa trong e-Logistics là yêu cầu sống còn.

Không ít ý kiến cho rằng, không thể đưa ra một con số dự báo chính xác về mức tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam nhưng có thể khẳng định rằng thị trường rất tiềm năng.

Cụ thể, Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số trẻ, tỷ lệ tiếp cận công nghệ mới cao, tỷ lệ tăng trưởng GDP cao và ổn định… sẽ là tiềm năng lớn cho thị trường thương mại điện tử.

Song song với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, vấn đề vận chuyển cũng được thị trường chú ý và đầu tư. 

Đơn cử, Alibaba của Trung Quốc thâu tóm cổ phần tại Lazada Việt Nam để mở rộng dịch vụ cho 23 triệu người trên khắp Đông Nam Á.

Đầu năm 2018, một trong những trang mua sắm trực tuyến lớn nhất của Việt Nam là Tiki, được gã khổng lồ Internet Trung Quốc JD.com rót vốn đầu tư 44 triệu USD.

Gần đây nhất, Warburg Pincus bắt tay Becamex IDC lập liên doanh bất động sản BW để phát triển chuỗi logistics và bất động sản công nghiệp.

Cùng với đó, các doanh nghiệp trong nước như FPT, Vingroup… cũng đầu tư mạnh mẽ cho một số trang thương mại điện tử của mình.

Theo các chuyên gia bán lẻ, công ty bán lẻ và logistics muốn đảm bảo các nền tảng ứng dụng của họ phục vụ được tối đa số lượng đơn hàng và chắc chắn rằng mạng lưới của họ có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Tại các nước, doanh nghiệp chuyển phát sẽ tăng trưởng 62 - 200% và dự kiến doanh thu của thị trường thương mại điện tử sẽ tăng trưởng từ 5 tỷ USD lên 10 tỷ USD trong 4 năm tới. Hệ thống và quy trình trong các kho hàng Châu Á Thái Bình Dương cũng đang phát triển nhanh chóng. 

Giới chuyên gia nước ngoài nhận định, logistics cho thương mại điện tử hiện nay rất hiện đại, được trang bị công nghệ tiên tiến. Nhiều kho hàng sử dụng robot, kết nối với phần mềm quản lý.

Không ít nhà bán lẻ còn yêu cầu, dữ liệu thời gian thực hiện từ các chương trình phần mềm này để kiểm soát tốt hơn việc lưu trữ, nhận, đóng gói và vận chuyển - về cơ bản tất cả các nhiệm vụ thực hiện cho một đơn đặt hàng của khách hàng.

Dự báo trong vài năm tới, sẽ thấy ít sự hiện diện của con người hơn trong khu vực nhà kho, vì robot và máy bay không người lái áp dụng ngày càng nhiều giúp quá trình vận hành được nhanh hơn. 

Rõ ràng yêu cầu về logistics cho thương mại điện tử khá cao, song doanh nghiệp Việt đang hoạt động trong khâu này lại non trẻ và lúng túng.

Thị trường đang từng bước chuyển từ logistics truyền thống sang logistics thương mại điện tử nên đối mặt với nhiều thách thức. 

Theo ông Vũ Đức Thịnh - Giám đốc LEL Express, thách thức lớn nhất hiện nay chính là các quy định về giao thông thường xuyên thay đổi, thủ tục hành chính phức tạp, nhiều quy định cấm đã có từ lâu nhưng không thực sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thị trường.

Thứ hai, đối với phương tiện vận chuyển không đa dạng, thiếu, giá thành cao, chủ yếu là giao hàng bằng xe máy, hiệu quả thấp khiến cho chi phí đầu tư và vận hành cao.

Vấn đề nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm hiện được đánh giá là một trong những vấn đề khiến các doanh nghiệp logistics đau đầu bởi các nhân lực chủ yếu vừa làm vừa học, thiếu kiến thức nền tảng về logistics.

Cuối cùng là vấn đề công nghệ. Việc ứng dụng công nghệ trong e-Logistics còn thấp, phần nhiều mới chỉ là các hoạt động thủ công dẫn tới sai sót, chi phí cao, nhất là khi sản lượng tăng trưởng.

Tất cả những thách thức kể trên đã kéo theo chi phí cho logistics tại Việt Nam bị đội lên cao và chiếm khoảng 30 % doanh thu của doanh nghiệp.

Trước yêu cầu phát triển trên, vấn đề đặt ra cần sự cố gắng của doanh nghiệp và sự hoàn thiện về chính sách. Doanh nghiệp logistics phải đầu tư vào công nghệ theo hướng tự động hóa, nâng cao năng lực vận hành.

Theo đó, doanh nghiệp nên đầu tư nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ các nước có thương mại điện tử và e-logistics phát triển.

Bên cạnh sự cố gắng từ phía doanh nghiệp, nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hóa đơn chứng từ hàng hóa đi đường, quy định quản lý giao thông.

Từng bước khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng, phát triển công nghệ tự động. Đồng thời, tạo điều kiện và hỗ trợ để thanh toán điện tử được triển khai rộng rãi, hạn chế giao dịch tiền mặt.   

Tâm Luân

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ